Lời Phật dạy: Hại người nhiều bao nhiêu, tiêu tán phúc báo bấy nhiêu

Cổ nhân có câu “gieo nhân nào gặt quả nấy”, nếu hãm hại người khác thì cuối cùng cái ác đó sẽ quay lại với chính mình, bao nhiêu phúc báo cũng bị tổn hại.

Loan Nguyễn
17:43 07/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân quả theo quan điểm Phật giáo

Một trong những nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo đó là nhân quả báo ứng, tức có luận hồi sẽ có nhân quả, hai việc này liên tục xảy ra.

Theo lời Phật dạy: "Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa".

(Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). 

Có câu: "Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi".

Theo nguyên lý Nhân Quả thì cái Quả hay Nghiệp vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhân và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của cõi luân hồi.

Nghiệp ở tiền kiếp làm con người đầu thai trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định. Thế nhưng điều này không có nghĩa là "số phận đã an bài từ trước", mà thực ra hành động và lựa chọn của con người trong kiếp đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, tuy nhiên sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người, do con người lựa chọn. 

loi-phat-day-ve-nhan-qua-bao-ung-khong-duoc-ham-hai-nguoi-khac-1

Nhân quả hay nghiệp báo vốn có hai thứ: Biệt nghiệp (Karma individuel) và Cộng nghiệp (Karma collectif).

Biệt nghiệp: là quả báo riêng từng người, ai tạo nhân gì thì nhận quả nấy. Biệt nghiệp lại ứng quả có hai cách: Ðịnh nghiệp và Bất định nghiệp.

Cộng nghiệp: là quả báo chung cho nhiều người phải chịu. Như nhiều kẻ đồng phạm một tội ác, khi đền tội, phải chịu chung một ác quả.

Đối với thời gian, sự báo ứng có ba cách:

Báo ứng ngay trong kiếp tạo nhân, gọi đương kiếp nhân quả, ngôn ngữ hiện đại gọi là Hệ quả, kết quả, nếu là những nhân quả xấu thì còn gọi là Hậu quả.

Báo ứng theo cái nhân kiếp trước, gọi tiền kiếp nhân quả, nghiệp báo.

loi-phat-day-ve-nhan-qua-bao-ung-khong-duoc-ham-hai-nguoi-khac-2

Báo ứng ở kiếp sau do cái nhân hiện tại, gọi hậu kiếp nhân quả.

Hại người chính là tự làm tổn hại phúc báo của mình

Phật dạy: "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được".

Con người không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn khiến bản thân mình sa đọa. Làm Thiện hay làm Ác, tạo Ác nghiệp hay Thiện nghiệp đều là do tự thân mình chọn lấy, quả báo thế nào là do chính mình làm ra chứ không phải do Thần Phật nào quyết định. 

Vậy muốn biết nhân quả kiếp trước của ai, cứ xem cái địa vị sang hèn của người ấy ở kiếp đương sanh. Muốn biết nhân quả đời sau của họ thế nào, cứ xem tâm tánh và hành động của họ ở ngay kiếp này vậy.

Dưới đây là những người bạn nhất định không được làm hại:

Người bên cạnh lúc hoạn nạn

Trong cuộc đời, bạn luôn có những người kề vai sát cánh, giúp đỡ mình. Có thể, đó là người vợ, người chồng... người dám vì bạn mà hy sinh, đánh đổi nhiều thứ.

Lúc bạn gặp khó khăn, hoạn nạn, họ sẵn sàng chịu thiệt ở bên cạnh và cổ vũ, khích lệ, động viên bạn vượt qua. Chính vì thế, đời này, nhất định phải biết ơn kiểu người đồng cam cộng khổ với mình, tuyệt đối đừng bao giờ bội bạc, vì lợi ích nhất thời mà hãm hại họ.

Cha mẹ sinh thành, giáo dưỡng

Cha mẹ, người có công sinh thành và giáo dưỡng, chính là người bạn phải mang ơn nhiều nhất. Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là Phật sống ở trong nhà. Đừng bao giờ làm tổn hại hay xúc phạm cha mẹ mình. Đối xử tốt với cha mẹ cũng chính là một cách tu dưỡng đạo đức, tích phúc báo.

loi-phat-day-ve-nhan-qua-bao-ung-khong-duoc-ham-hai-nguoi-khac-3

Người tu hành chân chính

Cho dù trước đây họ là kiểu người như thế nào nhưng khi đã đặt chân vào con đường tu luyện chân chính trong Phật giáo thì họ chính thức cho Phát thân và được Phật bảo hộ. Đừng hãm hại hay xúc phạm kiểu người này sẽ nhanh bị báo ứng.

Người lương thiện

Nếu bạn cố tình hãm hại những con người lương thiện, chân thành thì bạn sẽ chiêu mời sự tức giận, phẫn nộ về mình. Sớm muộn bạn cũng bị quả báo. Thế nên làm người hãy biết trước biết sau, biết tôn trọng người khác.

Quý nhân của cuộc đời

Đời này không dễ dàng để có thể gặp được quý nhân. Nếu như trong cuộc đời này bạn gặp được người lúc nào cũng tin tưởng, không rời bỏ bạn thì đó chính là quý nhân của cuộc đời bạn. Người luôn tin tưởng và ở bên cạnh bạn thì sẽ cho bạn sức mạnh to lớn. Đừng bao giờ có ý định làm điều ác hãm hại với những người đã giúp đỡ, ủng hộ bạn.

Xem thêm: Lời Phật dạy: 7 trường hợp tuyệt đối không sát sinh kẻo rước họa vào thân, tích ác nghiệp cho đời sau

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận