Lời Phật dạy về thành công thất bại trong kinh doanh: Tất cả gói gọn trong 1 'chữ tín'

Biết được các nhân duyên giúp kinh doanh thành công, chúng ta có thể áp dụng lời Phật dạy vào việc phát triển sự nghiệp của mình.

Loan Nguyễn
10:44 31/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao kinh doanh luôn thất bại?

Bước vào con đường khởi nghiệp, doanh nghiệp nào cũng kỳ vọng việc kinh doanh phát triển, đạt doanh số cao. Thực tế, có những công ty dễ dàng thành công nhưng cũng có những công ty lao đao, tính toán đến đâu vẫn thất bại.

Có rất nhiều yếu tố quyết định việc khởi nghiệp có thành công hay không. Chẳng hạn, tư duy, tính toán, trí tuệ nhạy bén hoặc dựa trên các mối quan hệ của mỗi người.

Theo lời Phật dạy, yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công trong kinh doanh đó chính là chữ Tín và "phước báu".

loi-phat-day-bi-quyet-kinh-doanh-thanh-cong-1

Trong bài kinh Tăng Chi Bộ I, Đức Phật có dạy: “Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn”. 

Quả thật, nhiều người có thói quen hay hứa hẹn, gặp ai cũng hứa giúp đỡ, cuối cùng lại không làm đúng như đã hứa. Những người có thói quen xấu như vậy rất khó để thành tựu bất cứ một việc gì. 

Sư phụ Thích Trúc Thái Minh đã dạy rằng: Mọi người khi đã đến cửa Phật, đã hứa thì phải làm bằng được. Người không thực hiện lời hứa thật sự bị lụi bại ngay đời này mà không phải đợi đến kiếp sau. Cho nên người như vậy khi tái sinh kiếp sau thì đến chỗ nào kinh doanh, buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thể thành tựu được.

Nói về tầm quan trọng của chữ Tín và phước báu trong kinh doanh, vị sư phụ này nhấn mạnh: Doanh nhân phải có chữ tín, nếu không có chữ tín thì rất khó để thành công. Người nào bản chất lưu manh, lừa đảo thì khó có thể thành công. Cho nên chúng ta phải chân thật. 

loi-phat-day-bi-quyet-kinh-doanh-thanh-cong-2

Dù trong cuộc sống hay trong kinh doanh, yếu tố chữ Tín cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Người muốn đạt được thành công lớn thì nhất định phải giữ được chữ Tín cho cá nhân trong sự nghiệp.

Lắng nghe lời Phật dạy, mỗi người nên tự nhìn nhận lại bản thân. Nếu làm việc gì cũng thất bại, buôn bán gì cũng thua lỗ, thì rất có thể trong tiền kiếp bạn đã nhiều lần thất hứa với người khác nên hiện tại mới nhận quả báo như vậy.

Người kinh doanh thành công là do điều gì?

Đức Phật không khuyến khích ta chờ đợi một vận may bất ngờ, một biến cố đột ngột giống như trúng số, Ngài cũng không chấp nhận việc tạo ra của cải một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng bất cứ phương tiện nào. Thay vào đó, Ngài giúp các đệ tử của mình hành động có phương pháp, có hệ thống và tự khẳng định bản thân trong cuộc sống.

Lời dạy của Đức Phật trong bài kinh: “Nhưng ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn”. 

Với lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta thấy rằng, người có thói quen thực hiện lời mình đã hứa thì ngay hiện tại đã được mọi người yêu quý, giúp đỡ. Lại thêm nhân biết cúng dường đến người tu hành đúng như hứa hẹn thì phúc báu của họ sẽ được tăng trưởng. 

loi-phat-day-bi-quyet-kinh-doanh-thanh-cong-3

Chính phúc báu mà Phật dạy sẽ nâng đỡ chúng ta, giúp chúng ta cả một đời may mắn. Nếu không có phúc báu rất khó để thành công. Khi nghiệp ác của mình trổ ra, chúng ta khó có thể chống đỡ được. Cho nên phải lấy phúc để chống đỡ, người ta gọi là lấy phúc trừ họa.

Biết được nhân quả của giàu nghèo, các nhân duyên giúp kinh doanh thành công và nhân duyên dẫn đến kinh doanh thất bại. Từ đó, chúng ta có thể áp dụng lời Phật dạy vào việc phát triển kinh doanh của mình.

Phật nhắc nhở và khuyên nhủ mọi người “chữ tín” rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Là người đệ tử Phật, chúng ta nên cố gắng giữ lời hứa của mình để được nhân quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, những người con Phật chúng ta cần tu tập, xả tâm cúng dường, tạo phúc, làm các việc thiện. Từ những nhân lành này mà những nghiệp xấu sẽ chuyển hóa và được thuận lợi trong công việc, trong làm ăn phát triển kinh tế.

Đặc biệt, khi có thành tựu, tuyệt đối không được sinh tâm kiêu căng, ngạo mạn mà hãy tiếp tục cố gắng, bồi thêm phúc báu để ngày càng thành công hơn.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Sử dụng tài sản như nào để tích đức, tạo phúc báo?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận