Lời Phật dạy: Sử dụng tài sản như nào để tích đức, tạo phúc báo?

Theo lời Phật dạy, dù nhiều tiền cũng đừng hoang phí vào việc mua những thứ không cần thiết, hãy dành một phần làm từ thiện giúp đỡ người khác.

Loan Nguyễn
14:43 28/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyên nhân phung phí tài sản theo lời Phật 

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Con người ta trải qua nhiều gian khó mới làm ra tài sản chân chính nhưng để giữ gìn và tiêu xài đúng đắn, có ý nghĩa thì không phải ai cũng biết. Sự tiêu tiền hoang phí khiến không ít người rơi vào cảnh lao đao, khốn đốn.

Theo ghi chép, một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, chắp tay đảnh lễ sáu phương.

Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:

Này gia chủ tử, có sáu nguyên nhân phung phí tài sản: Đam mê rượu chè là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà hí viện đình đám là nguyên nhân phung phí tài sản. Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du với bạn ác là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.

cach-su-dung-tai-san-de-tich-duc-tao-phuc-bao-theo-loi-phat-day-1

Theo tuệ giác Thế Tôn, có sáu nguyên nhân phung phí tài sản, bắt nguồn từ sự đam mê (theo khuynh hướng xấu) của con người. 

Trong xã hội ngày nay, sự phung phí tài sản hiện đang tràn lan. Không chỉ những người nhiều tiền mới phung phí mà đáng nói cả những người lao động thu nhập thấp cũng vì hoang phí mà cuộc sống càng nghèo khó.

Sử dụng tài sản như nào để tạo phúc báo?

Theo Thế Tôn, phải có trí mới nhiếp thọ được tài sản, chẳng những không bị thất thoát mà còn sinh lợi. Nhiếp tức là thâu nhiếp, quản lý và giữ gìn tài sản do mình làm ra. Thọ chính là thọ dụng, hưởng thụ, chi tiêu tài sản của mình để cuộc sống được an vui, hạnh phúc. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là phải quản lý tài sản và chi tiêu tiền bạc đúng đắn, khoa học. Theo đó:

"Mới học nghề nghiệp khéo/ Tìm cách gom tài vật/ Được tài vật kia rồi/ Phải nên phân làm bốn/. Một phần tự nuôi thân/ Hai phần cho doanh nghiệp/ Phần còn lại để dành/ Nghĩ đến người thiếu thốn/. Người kinh doanh sự nghiệp/ Làm ruộng hay buôn bán/ Chăn trâu, dê phồn thịnh/ Nhà cửa dùng cầu lợi/ Tạo phòng ốc giường nằm/ Sáu thứ đồ nuôi sống/ Phương tiện tạo mọi thứ/ An lạc sống suốt đời/. Khéo tu nghiệp như vậy/ Trí tuệ dùng cầu tài/ Của báu theo đó sanh/ Như các dòng về biển/. Tài sản nhiều như vậy/ Như ong gom vị ngọt/ Ngày đêm của tăng dần/ Như kiến dồn đống mồi/. Không giao của người già/ Không gởi người bên cạnh/ Không tin người gian xảo/ Cùng những người keo lẫn/. Gần gũi người thành công/ Xa lìa người thất bại/ Người thường thành công việc/ Giống như lửa cháy bùng/. Người quý trọng bạn lành/ Thân mật theo người tốt/ Đồng cảm như anh em/ Khéo đùm bọc lẫn nhau/. Ở trong vòng quyến thuộc/ Biểu hiện như trâu chúa/ Tùy chỗ cần mọi người/ Phân của cho ăn uống/ Khi tuổi hết mạng chung/ Sanh về trời hưởng lạc".

cach-su-dung-tai-san-de-tich-duc-tao-phuc-bao-theo-loi-phat-day-2

Ghi nhớ lời Phật dạy, các phật tử luôn quán niệm về sự khó nhọc của bản thân, tài sản do mồ hôi nước mắt mới có được nên phải biết tiết kiệm. Đồng thời, hiểu được sự nghèo khó của những người xung quanh, từ đó biết sẻ chia, sử dụng tài sản một cách ý nghĩa nhất.

Sử dụng hàng ngày

Khó khăn, vất vả mới tạo dựng được tài sản nhưng quan trọng hơn phải sử dụng đúng cách kẻo có ngày mất trắng.

Phật dạy rằng, bạn hãy chia số tài sản ra làm 4 phần, phần thứ nhất hãy sử dụng vào sinh hoạt hàng ngày, vào việc kinh doanh để thu về lợi nhuận. Nếu không dành dụm để đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh thì sẽ khó có cơ hội phát triển. Việc kinh doanh phải đúng với quy định của pháp luật, không được trái với đạo đức con người.

cach-su-dung-tai-san-de-tich-duc-tao-phuc-bao-theo-loi-phat-day-3

Dự phòng bất trắc

Nhớ lời Phật dạy, một phần tài sản nên để dự trữ phòng những lúc khó khăn cần đến.

Đây được coi là biết cách quản lý đồng tiền. Đừng nghĩ có tiền nhiều là tiêu hoang, bởi hôm nay bạn giàu có nhưng không biết cách tiết kiệm, đến lúc gặp khó khăn không ai giúp đỡ thì kết quả chắc chắn vô cùng bi thương.

Lúc còn khỏe mạnh, kiếm tiền, biết cách tiêu tiền hợp lý để phòng lúc bản thân ốm đau, hoặc sau này già đi sẽ cần đến.

Giúp đỡ người thân

Người nhiều tiền cũng đừng bao giờ tích trữ trong nhà, đừng hoang phí mua những thứ không cần thiết. Tiêu tiền một cách có ý nghĩa đó là trích ra một phần giúp đỡ người thân.

cach-su-dung-tai-san-de-tich-duc-tao-phuc-bao-theo-loi-phat-day-4

Với những người thân, bà con quyến thuộc, đừng bao giờ sống tham lam, chi li, tính toán. Bởi bạn càng sống ích kỷ với người thân càng sớm mất hết mọi thứ. Nếu bạn giúp đỡ họ hàng lúc khó khăn thì sau này nếu bạn gặp khó sẽ có người giúp đỡ bạn. Cho đi để nhận lại, đây gọi là làm việc tốt trước mắt, nhận ân đức sau này.

Làm từ thiện

Dùng tiền làm từ thiện là một cách để tạo phúc báo. Nếu có tiền, hãy đi làm từ thiện, công đức. Số tiền có thể không nhiều, nhưng nếu tâm hướng thiện, thực lòng muốn làm việc tốt là bạn đã tích đức cho mình và con cháu sau này.

Xem thêm: 3 cảnh giới cao nhất của nhân sinh mà con người cần học: Thiện tâm, khoan dung và từ bi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận