3 cảnh giới cao nhất của nhân sinh mà con người cần học: Thiện tâm, khoan dung và từ bi

Khoan dung là biểu hiện của tâm đại thiện, tâm từ bi, có sức mạnh cảm hóa đất trời vạn vật. Phật gia giảng: Lòng từ bi có thể bao dung đất trời vạn vật, dung hợp vạn vật, như mùa xuân tốt tươi…

Nguyễn Thanh Thủy
10:03 28/04/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ba cảnh giới lớn nhất của nhân sinh: Thiện tâm, khoan dung và từ bi

Người có tấm lòng khoan dung chính là lúc nào cũng nhân từ, phúc hậu. Lòng khoan dung không phải chỉ mang đến cho người khác niềm vui, niềm hi vọng mà nó còn gieo mầm hạnh phúc cho chính mình. Con người vốn có bản tính lương thiện. Người khéo nuôi dưỡng bản tính lương thiện thì sẽ biết nhẫn nhịn. Người càng khéo nhẫn nhịn thì sẽ từ bi vẻ ngoài cho đến nội tâm đều nhẫn chịu một cách vô cùng vui vẻ.

Người khéo khoan dung, sẽ khoan dung với mọi vật, mọi sự. Người biết nuôi dưỡng thiện tâm thì chắc chắn sẽ khiến mọi người kính trọng. Người tu luyện cái tâm thiện thì ắt sẽ tu xuất ra tâm từ bi. Nhìn chúng sinh đều khổ mà sinh lòng thương xót.

3-canh-gioi-nhan-sinh-con-nguoi-can-hoc-thien-tam-khoan-dung-va-tu-bi
Người có tấm lòng khoan dung chính là lúc nào cũng nhân từ, phúc hậu

Thời nhà Hán, Trần Hiểu và Kỷ Bá là hàng xóm của nhau. Kỷ Bá vốn tham lam, vì muốn mở rộng phần đất của nhà mình nhưng không muốn mọi người biết chuyện, nên giữa đêm khuya vắng người, anh ta đã bí mật kéo hàng rào giữa hai nhà nhích một chút sang phần đất của nhà Trần Hiểu.

Sau khi Trần Hiểu phát hiện ra chuyện này, anh ta không những không tức giận mà còn nhân lúc Kỷ Bá không để ý đã lặng lẽ nhổ hàng rào và nhích thêm một chút vào phần đất của nhà mình. Việc này khiến cho phần đất của nhà Kỷ Bá trở nên rộng hơn nữa.

Sáng hôm sau, khi Kỷ Bá tỉnh dậy, nhìn thấy hàng rào được đẩy sâu thêm, khiến cho phần đất của nhà mình rộng hơn, Kỷ Bá đã rất chấn động. Anh ta không ngờ rằng Trần Hiểu không những không quan tâm đến chuyện tranh chấp đất đai với mình mà còn bao dung cho hành vi của mình. Hơn nữa, Trần Hiểu còn chủ động nhường cho anh ta một phần đất nữa. Càng nghĩ đến tấm lòng rộng lượng của Trần Hiểu và hành vi không tốt của mình, Kỷ Bá càng cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Cuối cùng, Kỷ Bá chẳng những trả lại toàn bộ phần đất đai đã lấn chiếm cho Trần Hiểu mà còn di chuyển hàng rào sang bên phần đất nhà mình một trượng để tỏ lòng biết ơn đối với tấm lòng khoan dung rộng lượng của Trần Hiểu.

Về sau, khi biết được sự việc này, Chu Thái Thú đã rất ngưỡng mộ phẩm đức lễ nhượng, tấm lòng khoan dung của Trần Hiểu. Ông đã cho khắc lên đá hai chữ “Nghĩa lý” (ý tứ là cái nghĩa xóm làng) để ca ngợi Trần Hiểu, đồng thời để dân chúng học tập noi gương.

Khoan dung cảm động lòng người

Mạnh Tử giảng rằng: “Yêu người thì được người yêu lại, kính người thì được người kính lại”. Người có thể khoan dung với người khác, dùng hòa khí đối đãi với người khác thì đối phương tự nhiên sẽ bị cảm động và họ sẽ báo đáp lại bằng tình yêu thương tương đồng.

Khoan dung chính là đức tính tốt đẹp nhất mà người có trái tim từ bi có được. Bởi thế nên mới nói kiểu người như vậy lúc nào cũng được lòng nhiều người xung quanh. Phật dạy lòng khoan dung sẽ giúp đời người may mắn. Lòng khoan dung chứa hết cả vạn vật như thế thì chính là cái tâm từ bi của các bậc Giác Giả. Thương xót cho chúng sinh, tuỳ duyên độ hoá hết thảy mọi người và vạn vật.

3-canh-gioi-nhan-sinh-con-nguoi-can-hoc-thien-tam-khoan-dung-va-tu-bi
Khoan dung chính là đức tính tốt đẹp nhất mà người có trái tim từ bi có được

Thời Ngũ Đại có hòa thượng Bố Đại, cũng có tên hòa thượng Khiết Thử được cho là Phật Di Lặc một lần hạ thế kết duyên với chúng sinh. Hàng ngày Ngài khoác cái túi vải to (tức bố đại), đi khắp nơi hóa duyên.

Hòa thượng Bố Đại, tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, ngủ thì tùy chỗ, thường dùng một cây gậy, quảy chiếc túi vải, hễ ai dâng lên món gì, Ngài đều bỏ cả vào trong túi. Vào chợ, vào xóm, Ngài thấy cái gì là xin cái đó, bất kể cá ươn hay rau úa, xin được, bỏ vào miệng, còn lại thì bỏ vào túi. Nhưng hễ ai cần cái gì, thiếu cái gì, Ngài liền lấy trong túi ra cho.

Lòng khoan dung độ lượng giống như chiếc túi vải của Ngài, mở ra bao la, rộng khắp mười phương, thu hết mọi vật của thế giới mười phương vào trong túi, quán chiếu cái tâm tự tại. Lòng khoan dung chứa hết cả vạn vật như thế thì chính là cái tâm từ bi của các bậc Giác Giả, thương xót chúng sinh, tùy duyên hóa độ hết thảy mọi người, vạn vật.

Người tu luyện tu cái tâm thiện, thì sẽ tu xuất ratâmtừ bi, nhìn chúng sinh đều khổ mà sinh lòng thương xót, cứu giúp, cho nên người người đều sùng kính và ngưỡng vọng.

Rốt cuộc thì, cảnh giới này ít người đạt được vì nó yêu cầu phải gạt đi những lợi ích của bản thân. Nhưng mỗi ngày, chúng ta hãy tự dặn lòng mình hãy khoan dung hơn ngày hôm qua.

Chỉ cần nội tâm bình lặng, hạnh phúc nhất định sẽ tìm đến 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận