Đại lễ Phật Đản 2021 diễn ra vào ngày nào?
Lễ Phật Đản là ngày kỉ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni. Lễ kỷ niệm Đức Phật Thích Ca đản sanh hằng năm cứ vào ngày rằm tháng tư ( 15/04) âm lịch.
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản
Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.
Đức Phật Thích Ca xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 TCN (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni, nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Vì thế, lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn).
Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.
Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.
Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây.
Đại lễ Phật Đản là ngày nào?
Ngày Phật đản được xếp vào 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bao gồm: lễ Phật đản, lễ Vu Lan và lễ Thành Đạo.
Trước năm 1959 các nước thuộc khu vực Đông Á thường tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch nhưng sau Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Colombo, 26 nước thành viên đã thống nhất ngày Phật đản là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (tức 15/4 âm lịch).
Từ năm 1999, ngày Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh của thế giới và ngày lễ này là một trong ba lễ cấu thành nên lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak: Lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.
Hưởng ứng chủ trương của Liên Hợp quốc, từ năm 2.000, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm nào cũng cử đoàn đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak quốc tế được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc hoặc ở các nước có Phật giáo đăng cai. Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.
Lần thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đăng cai và phố hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak 2008 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam đã mời 80 nước và vùng lãnh thổ có Phật giáo tham dự; nhận lời mời 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo đã tham gia với trên 850 vị khách quốc tế là đại biểu chính thức, trên 10 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước tham dự với nhiều diễn đàn và hoạt động.
Lần thứ hai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak năm 2014 tại Bái Đính tỉnh Ninh Bình nơi có ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, với sự giúp đỡ của Nhà nước về đảm bảo an ninh và an toàn y tế. Việt Nam mời 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với trên 1.050 đại biểu quốc tế chính thức và hơn 600 du khách quốc tế tham dự. Đại lễ với sự tham gia của trên 20 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước với nhiều hoạt động phong phú.
Tuy nhiên năm 2020 do tình hình dịch covid Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trương tổ chức Đại lễ Phật Đản 2020 an lạc, gọn nhẹ, không tổ chức lễ đài tập trung, không tổ chức rước xe hoa, không tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng và đề cao tinh thần đồng thuận dân tộc, đồng thuận xã hội. Các phật tử tham dự hạn chế số lượng, mọi người đều phải giữ khoảng cách an toàn khi làm lễ, đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày lễ Phật Đản 2021 rơi vào thứ mấy?
Năm 2019 vào ngày 19/5 dương lịch
Năm 2020 vào ngày 7/5 dương lịch
Năm 2021 Ngày Phật Đản diễn ra vào ngày 08 tháng 4 năm Tân Sửu (19/5/2021) cho đến ngày 15 tháng 4 năm Tân Sửu (tức 26/5/2021).
Ngày lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, được các tín đồ Phật giáo và dân chúng đón nhận. Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức, tắm Phật....
Dưới đây là những điều các phật tử nên làm trong ngày lễ Phật Đản để mang lại may mắn, bình an cho mình.
Ăn chay niệm phật
Lịch Việt cho biết, vào ngày rằm tháng tư, các Phật tử tuyệt đói phải ăn chay, không được sát sinh động vật để tích đứa cho bản thân và con cháu sau này. Nếu sát sinh quá nhiều ắt sẽ phải chịu quả báo.
Lau dọn nhà cửa, vị trí ban thờ
Đây là ngày trọng đại tưởng nhớ sự ra đời của Đức Phật, vì thế mà bạn cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí, lau dọn ban thờ thật trang trọng, sao cho thể hiện được cái tâm thành kính của mình. Có thể tụ họp với các Phật tử khác để tổ chức một buổi lễ trang nghiêm, có ăn chay, lễ tắm..
Nghe giảng đạo
Ngoài ra, trong ngày lễ Phật Đản các Phật tử có thể đến chùa làm công quả, nghe những bài giảng của sư thầy về triết lý, đạo đức sống. Nhờ đó, chúng ta có thể tĩnh tâm, tự chiêm nghiệm lại những hành động đúng sai của bản thân để tâm hồn được thanh thản. Sau khi tham gia lễ chùa về, con người có thể cùng nhau sống bình an, hạnh phúc và bớt đi được những tật xấu của mình như đố kỵ, kiêu căng, ích kỷ.
Khi tổ chức lễ Phật Đản ở chùa, các phật tử thường dựng lễ đài, trang trí xe hoa một cách trang nghiêm nhất. Tuy nhiên, những việc làm này cần phải đảm bảo tiết kiệm, không nên quá lãng phí. Quan trọng hơn hết đó chính là cái tâm xuất phát từ tấm lòng của Phật tử.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận