Cuộc sống cơ cực của gia đình cụ bà gần trăm tuổi bấu víu vào mẹt bánh bò, có ngày ế chẳng bán được cái nào

Trong ngôi nhà cũ kỹ, hai cụ già và hai đứa cháu nhỏ bấu víu vào mẹt bánh bò sống qua ngày, có hôm bánh ế, cả nhà chẳng có cơm mà ăn.

Nguyễn Thanh Thủy
17:17 19/04/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở ấp Sóc Triết, thị trấn Cô Tô, huyện Tri Môn, tỉnh An Giang có một ngôi nhà tình thương rộng 10m2 được nhà nước xây tặng nhiều năm nay đã xuống cấp, mùa hè thì nóng như lò, mùa mưa nước dột lênh láng. Đó là nơi sinh sống của bà cháu Nèang Kum. 

Bà Nèang năm nay 70 tuổi, là con gái cụ Nèang Cao, 97 tuổi. Cụ Cao sức khỏe ngày một yếu đi, mắt cụ giờ đã mờ đục không còn nhìn thấy gì, tai cũng bị điếc. Hai cụ tuổi đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn là chỗ dựa cho hai đứa cháu thơ dại bị bố mẹ bỏ rơi từ bé.

cuoc-song-muu-sinh-nuoi-ca-nha-cua-ba-cu-70-tuoi-o-an-giang
Cứ như vậy 30 năm trôi qua, gánh bánh bò ấy đã giúp mẹ con bà Kum có bữa cơm rau qua ngày

Bà Kum là lao động chính trong nhà mặc dù tuổi cao sức yếu. Đến khi tuổi cao, bà chỉ còn đủ sức bán bánh giò nuôi mẹ già và hai đứa cháu thơ dại. Hằng ngày, ngoài việc bán bánh giò, bà chăm sóc, tắm rửa cho cụ cao, không để mẹ chịu đói rét ngày nào. Ngoài ra, cụ còn dành nhiều thời gian chăm sóc 2 đứa cháu. 

Trong ngôi nhà nhỏ bé ấy, đồ đạc quý giá nhất có lẽ là hai chiếc giường ọp ẹp mà cảm tưởng như ngồi mạnh xuống thì sập. Dưới bếp được dựng tạm bợ bằng mấy tàu lá nơi mỗi sáng sớm bà dậy gói bánh mang đi bán.

Cuộc đời của bà Kum cơ cực từ nhỏ, gia đình gắn bó với nghề làm thuê mướn, từ bé bà theo cha mẹ đi cắt lúa, đến khi xã hội phát triển máy móc hiện đại không còn ai mướn thợ cắt lúa, bà chuyển sang bán bánh bò thốt nốt. Cứ như vậy 30 năm trôi qua, gánh bánh bò ấy đã giúp mẹ con bà Kum có bữa cơm rau qua ngày.

Mỗi ngày bà Kum đi nhặt những trái thốt nốt chín đã rụng, chặt lá chuối đem về làm bánh, bà gói khoảng 100 cái bánh tùy vào ngày đắt hay ế, bà kiếm được 20.000 đến 50.000 đồng một ngày thậm chí có ngày chẳng bán được cái nào.

Bà Kum có 6 người con, nhưng hoàn cảnh quá nghèo khó, con cái bỏ đi làm xa không về nên tuổi già không ai phụng dưỡng, một tay bà chăm sóc cho mẹ già và hai đứa cháu thiếu vắng tình thương của cha mẹ. Bà kể: "Tôi nuôi 3 đứa giờ chỉ còn 2 đứa, đứa kia vì nhà nghèo nên nó theo chú nó đi làm, nuôi hai đứa từ lúc chưa biết ngồi chưa biết đi, bà nuôi không hà, làm bánh nuôi cháu không, bố mẹ không gửi tiền về nuôi chúng".

Nhắc đến hai đứa cháu tội nghiệp, mà đôi mắt bà trùng xuống, rơi giọt nước mắt hiếm hoi của người già. Đứa bé gái là cháu bên ngoại còn bé trai là cháu bên nội. Bố mẹ bỏ đi Campuchia không về nên một mình bà nuôi chúng khôn lớn. Hoàn cảnh nghèo khó cộng thêm việc bị bố mẹ bỏ rơi khiến hai đứa trẻ mặc cảm và tự ti, luôn sống thu mình.

cuoc-song-muu-sinh-nuoi-ca-nha-cua-ba-cu-70-tuoi-o-an-giang
Sô Phia thường gánh bánh ra chợ bán thay bà

Hàng ngày Sô Phia gánh bánh ra chợ bán thay bà, vì sức khỏe bà ngày một yếu dần lại không ai ở nhà lo cho cụ Cao. Cô bé 13 tuổi ấy đáng nhẽ được tung tăng tới trường, vui đùa với các bạn cùng trang lứa lại một mình ngồi góc chợ bán từng chiếc bánh để lo cho cuộc sống mưu sinh của gia đình. Nước da đen đúa, đôi mắt lúc nào cũng đượm buồn. Vì không dám giao tiếp mời mọc như những người bán hàng khác nên nhiều hôm bánh ế, em lại lầm lũi bê rổ bánh về nhà. Hôm nào đắt hàng, hết bánh cũng chỉ lãi được dăm chục ngàn đồng.

Cha mẹ bỏ đi từ nhỏ nên khi có người hỏi về người thân, Sô Phia chỉ biết tuổi thơ của em có bà nội, bà cố và đứa em trai nhỏ. So với người chị thì Chau Nak (10 tuổi) có phần nhanh nhẹn hơn. Ban ngày chị đi ra chợ, Nak ở nhà phụ bà dọn dẹp, cơm nước. Sinh ra trong cảnh nghèo khó, nên thiệt thòi lớn nhất cả hai chị em chỉ học đến lớp 1 rồi phải nghỉ ở nhà. Nên một chữ bẻ đôi cũng không biết. 

Nak gửi khao khát đến trường vào những bộ đồng phục cũ mốc, sờn chỉ. Em mặc chúng mỗi ngày và trân quý như báu vật. Nhiều lần Nak hỏi bà vì sao em không được đi học, lúc ấy bà Kum chỉ biết im lặng và thở dài, bởi bà không đủ khả năng chi trả tiền học phí cho hai chị em.

Mặc dù nhiều lần địa phương vận động cho các em đi học nhưng bà không đủ điều kiện. Bà con hàng xóm, cấp ủy chính quyền thị trấn Cô Tô cũng thường lui tới động viên bà Kum vì hoàn cảnh khó khăn lại tuổi cao sức yếu. Thỉnh thoảng có đoàn từ thiện đến thăm hỏi, hỗ trợ thực phẩm và chi phí sinh hoạt. 

Phó chủ tịch UBND thị trấn Cô Tô Trương Đông Xuân cho biết: " Ấp Sóc Triết là ấp nghèo được hưởng chính sách đặc biệt nên 2 cháu của bà Kum đều được miễn học phí, cụ Cao hàng tháng được hỗ trợ 270.000 đồng chính sách dành cho người cao tuổi. Tuy nhiên do gia đình quá khó khăn bà Kum không thể lo nổi chi phí hằng ngày cho các cháu".

Địa phương mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm để hai cháu có thể đến trường và cuộc sống của gia đình bà sẽ tốt hơn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Mã số 4079. Bà Nèang Kum. Địa chỉ: Ấp Sóc Triết, thị trấn ᴄô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Hoàn cảnh thương tâm hai anh em teo não nương nhờ bà nội chăm nom

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận