Thi THPT Quốc gia, ăn trứng có bị trượt?

Nhiều phụ huynh và sĩ tử hiện nay vẫn giữ quan niệm ăn trứng trước khi thi sẽ bị điểm "0", tuy nhiên, theo những lý giải khoa học trứng là thực phẩm tốt, giúp nâng cao sự tập trung. Vậy, khi thi THPT Quốc gia sĩ tử có nên ăn trứng không

Thái An
15:01 09/05/2021 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thi THPT Quốc gia, ăn trứng có bị trượt?

Thi THPT Quốc gia là bước ngoặt lớn đối với học sinh nên bên cạnh việc chuẩn bị hành trang kiến thức thật tốt, những yếu tố khác như ăn uống, ngủ nghỉ,... đều được sĩ tử và phụ huynh vô cùng chú ý.

Không biết từ bao giờ, quan niệm ăn trứng sẽ bị điểm "0" trong kỳ thi đã dần ăn sâu vào trong tiềm thức của các phụ huynh và học sinh. Nhiều người cho rằng, khi ăn những món có hình số "0" như trứng gà, trứng vịt,... trước khi thi sẽ khiến kết quả bài thi không được như ý và có thể phải mang "điểm trứng" về nhà.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng trứng và các món ăn chế biến từ trứng trước kỳ thi THPT Quốc gia là điều phản khoa học.

thi-thpt-quoc-gia-an-trung-co-sao-khong-1

Theo đó, trứng được đánh giá là loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao. Trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol... Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.

Những giá trị dinh dưỡng trứng có thể mang tới cho sĩ tử trong mùa thi THPT Quốc gia

Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối. Thành phần của trứng có lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, trong đó tập trung phần chủ yếu của các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.

Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất, hoàn thiện nhất. Lòng trắng chiếm phần lớn là nước, có 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng rất thấp.

Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và nằm ở trạng thái hoà tan, chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các axit amin tương đối toàn diện. Chất đạm của trứng là nguồn rất tốt các acid amin cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.

thi-thpt-quoc-gia-an-trung-co-sao-khong-3

Trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hoà lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.

Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hoà cholesterol ngăn ngừa qúa trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Trứng cũng là nguồn vitamin và chất khoáng tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K).

Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6). Cả trong lòng đỏ, lòng trắng có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để sản xuất năng lượng của cơ thể.

Trong lòng trắng trứng tươi chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin-Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hoá. Khi nấu chín Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin-Avidin.

Khi ăn trứng sống có biểu hiện ngộ độc chính là tình trạng thiếu Biotin với các dấu hiệu: chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm quanh móng...

Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hóa, hấp thu.

Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do lòng trắng có men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80 độ C men này sẽ bị phá huỷ.

Phụ huynh nên cân nhắc các phương pháp nấu nướng để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh cho các sĩ tử đang ôn luyện cho kỳ thi THPT Quốc gia vì căng thẳng mà trở nên biếng ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những lưu ý về ăn uống để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia

thi-thpt-quoc-gia-an-trung-co-sao-khong-4

Đối với các sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trước hết cần đảm bảo bổ sung năng lượng từ 2.000 đến 2.300 kcal mỗi ngày đối với nữ và 2.100-2.800 kcal một ngày với nam. Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu năng lượng khác nhau. Để đáp ứng đủ nhu cầu, trẻ cần ít nhất ăn 3 bữa một ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.

Hàng ngày nhu cầu chất đạm khoảng 70 g với nam và 60 g với nữ. Năng lượng từ chất đạm cung cấp chiếm 17% tổng năng lượng của khẩu phần. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc...

Nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày 60-70 g. Chất béo từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối là 70% và 30%. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K.

Mùa hè, nắng nóng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon... đặc biệt là các sĩ tử đang vất vả chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Nếu chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.

thi-thpt-quoc-gia-an-trung-co-sao-khong-5

Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm. Trong mỗi bữa ăn nên có 4-5 món ăn: món cơm, món chất đạm, rau xanh, canh và hoa quả để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nhu cầu nước cho cơ thể.

Trong mùa thi sĩ tử sẽ phải thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm lao động trí óc mệt mỏi. Cần bổ sung thêm các thực phẩm tiêu hóa và hấp thu nhanh như sữa , sản phẩm của sữa. Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng các loại nước xay sinh tố rau xanh và hoa quả như rau má, cà chua, cà rốt, cam, đu đủ, xoài...

Xem thêm: Đi thi THPT Quốc gia, ăn chuối có được không?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận