Sinh con vào tháng 7 âm có sao không?
Tháng 7 âm lịch trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt được coi là tháng đại kỵ và không nên làm bất cứ chuyện lớn nào trong gia đạo, trong đó có cả việc sinh con. Nhiều người có tới nay vẫn tin rằng những đứa trẻ sinh ra vào tháng cô hồn sẽ khó nuôi, yếu ớt,... nhưng điều này có thực sự đúng?

Ở trong thời đại khoa học công nghệ vô cùng phát triển như hiện nay những việc tưởng chừng như không thể điều khiển được như ngày sinh tháng đẻ của con người lại có thể trở thành hiện thực. Bên cạnh việc mổ đẻ theo chỉ định của bác sĩ, hiện nay, một số gia đình có kinh tế vì muốn chọn ngày đẹp, giờ tốt cũng đã lựa chọn hình thức đẻ mổ và chủ động quyết định thời điểm chính thức bước đến thế giới của con nhỏ.
Chính vì vấn đề ngày giờ sinh đẹp đang ngày càng được ưa chuộng nên có rất nhiều nhiều người trở nên lo lắng về việc con sẽ chào đời vào giờ không lành, ngày không tốt. Trong số đó, quan niệm về việc không sinh con vào tháng 7 âm cũng được nhiều mẹ bỉm quan tâm.
Trên thực tế, việc kiêng sinh con vào tháng 7 âm do lo ngại cuộc đời của con sẽ phải chịu cảnh khổ sở, bất trắc được các chuyên gia khẳng định là một hiểu biết sai lầm.
Theo đó, các chuyên gia cho biết, trong dân gian, nhiều người truyền tai nhau rằng tháng 7 là tháng cô hồn, tháng 'âm', do đó những việc lớn như sinh con đẻ cái sẽ không được tốt cho đứa trẻ. Tuy nhiên đây chỉ là một quan niệm tín ngưỡng sai lầm, nhưng do được quá nhiều người truyền tai nhau nên đã khiến một bộ phận lớn cộng đồng tin vào điều cô căn cứ này.

Thực tế cho thấy, theo quan điểm Phật giáo, Đức Phật dạy không có năm, tháng, ngày, giờ nào tốt hay xấu mà lúc nào thân khẩu ý của ta khởi ác thì thời điểm ấy rất xấu (với ta) và ngược lại thì tốt.
Tiếp đó, trong Phật giáo cũng không có bất cứ tài liệu hoặc bài học nào truyền lại khẳng định tháng 7 âm lịch là tháng "âm" mà chỉ xem tháng này là tháng báo ân và báo hiếu. Những quan niệm về sinh con vào tháng 7 âm không tốt hoàn toàn là sự biến tướng tiêu cực từ những người không hiểu biết chánh tín đạo Phật.
Đức Phật dạy, vong ân bội nghĩa là trọng tội nên trong tháng Bảy, lễ hội Vu lan Báo hiếu răn dạy mọi người về hạnh hiếu để lo báo đền.
Các chuyên gia cũng cho biết, sinh con vào tháng 7 âm hay bất cứ tháng nào khác trong năm đều có thể là tốt, xấu hay bình khi tính theo thuyết Tử vi hoặc Ngũ hành xung khắc, kỵ hợp. Việc con sinh ra có cuộc đời tốt đẹp hay trắc trở là kết quả của những nhân quả - nghiệp báo khác nhau mà không phụ thuộc vào việc sinh con tháng 7 âm hay các tháng âm nào khác trong năm.
Do đó, việc "ép" con ra đời nhờ vào sự can thiệp của các thiết bị khoa học - kỹ thuật là cưỡng duyên.

Con người khi sinh ra đã được cho sẵn một vận mệnh, điều này có thể được xác định thông qua giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh để xem đứa trẻ này có thần sát tốt, cách cục tốt hay không.
Bên cạnh đó, nếu muốn con cháu sinh ra được sống đời bình an, mạnh khỏe thì chính ông bà, cha mẹ cũng phải sống tích đức để tăng phúc phần cho con trẻ. Theo quan niệm của phật giáo, nếu người đời trước tu thân tích đức, thì con cháu của họ cũng sẽ được hưởng phúc phần này.
Đặc biệt, cuộc đời của con người luôn là những biến số bất định mà chỉ cần thay đổi một điểm nhỏ toàn bộ cục diện có thể sẽ bị rẽ sang hướng khác. Do đó, phàm là con người sống ở nhân gian thì đều nên biết tự tu thân, tích đức cho chính mình. Hãy chăm chỉ làm việc thiện, giảm điều ác thì nghiệt quả cũng tự được giảm bớt và giúp cải thiện theo hướng tích cực số phận vốn đã được "định trước".

Vậy, đối với câu hỏi "Sinh con vào tháng 7 âm có sao không?", thì Sống đẹp xin trả lời chắc chắn rằng không sao. Khi đang mang trong mình một mầm sống, các mẹ hãy đảm bảo bản thân đang chăm sóc tốt cho em bé và chính mình để con sinh ra được khỏe mạnh và bình thường như bao đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, trong 9 tháng 10 ngày chờ con chào đời, hãy tích cực làm điều thiện để tăng phúc phần cho con và cho chính gia đình mình nhé!
Chúc bạn sẽ mẹ tròn con vuông và đón lễ Vu lan vui vẻ, đầm ấm bên gia đình trong tháng 7 âm lịch này nhé!
Xem thêm: Tháng 7 cô hồn mua xe được không?
Đọc thêm
Rằm tháng 7 hàng năm là dịp để mọi người cùng nhau đón mừng mùa Vu Lan. Vào Rằm tháng 7, ngoài các nghi lễ khác thì tụng kinh là điều không thể thiếu đối với các Phật tử. Vậy ngày rằm tháng 7 nên tụng kinh gì?
Rằm tháng 7 âm lịch năm 2022 đang tới rất gần và các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên kính hiếu gia tiên. Theo những gì cổ nhân truyền lại, trong mâm cúng này, chúng ta tuyệt đối không được có món thịt vịt, bạn có thắc mắc tại sao không?
Rằm tháng 7 có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra các nước khác tại châu Á. Tuy nhiên có những điểm khác biệt tùy theo văn hóa của mỗi quốc gia mà cách thể hiện mỗi nơi có khác nhau. Dưới đây là sự tích Rằm tháng 7 không phải ai cũng biết.
Tin liên quan
Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày xá tội vong nhân, đây là một ngày lễ quan trọng trong năm. Trong ngày này, các gia đình thường tổ chức lễ cúng Rằm tháng 7 một cách trọng đại. Vậy Rằm tháng 7 năm 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Rằm tháng 7 âm lịch là một trong những dịp lễ lớn trong văn hóa tâm linh của người Việt được lưu truyền từ bao đời nay. Trong ngày lễ trọng đại này, ngoài việc chuẩn bị một mâm cơm cúng tươm tất để kính lễ gia tiên, chủ nhà cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại sớ cầu siêu, sớ trạng mã để trình lên bề trên ý nguyện và mong được các cụ độ trì.
Rằm tháng 7 âm lịch là một trong những dịp cúng lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt. Ngày này được biết đến là dịp để con cháu báo hiếu cha mẹ và tưởng nhớ công dinh dưỡng của những người đã khuất trong gia đình.