Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng

Đột quỵ trong mùa nắng nóng là hiện tượng không hiếm và có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ đối tượng nào nếu nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng thông thường trong thời gian dài. Các triệu chứng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy, những đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ trong mùa nắng nóng

Thái An
07:00 23/06/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đột quỵ mùa nắng nóng là gì?  Đột quỵ mùa nắng nóng nguy hiểm như thế nào?

Thời tiết mùa nắng nóng với nhiệt độ cao thường khiến chúng ta mất nước nhiều do cơ thể phải tăng cường toát mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể.

Việc cung cấp nước không đủ và thường xuyên để bù nước và điện giải cho cơ thể sẽ dễ khiến chúng ta bị mệt mỏi và thậm chí dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ. 

Nắng nóng cũng khiến hệ tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả, kèm theo đó là sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu lên não dẫn đến người bệnh dễ bị choáng váng, ngất xỉu.

Nhiệt độ quá cao cũng khiến chúng ta bị mất ngủ kéo dài, do đó khiến sức khỏe của cơ thể bị giảm sút và tạo điều kiện cho đột quỵ tìm đến bất cứ lúc nào.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới đột quỵ mùa nắng nóng chính là do thường xuyên di chuyển từ môi trường có nhiệt độ thấp tới khu vực có nhiệt độ cao.

nhung-doi-tuong-co-nguy-co-cao-bi-dot-quy-mua-nang-nong-1

Đột quỵ mùa hè thường biểu hiện thông qua các triệu chứng như: Ra mồ hôi quá nhiều, ra mồ hôi lạnh, đau đầu, mặt và da toàn thân đỏ, khó thở, thở nhanh, nông. Một số trường hợp khác sẽ có thêm triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, choáng váng hoặc ngất, chuột rút.

Khi thân nhiệt tăng, người bệnh bắt đầu lú lẫn, mất thăng bằng. Nặng hơn nữa là tổn thương thần kinh, như li bì, động kinh, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp. 

Trên thực tế, mặc dù là hiện tượng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nhưng đột quỵ mùa nắng nóng lại thường bị nhầm lẫn với những chứng bệnh nhẹ hơn như say nắng, cảm nắng và dễ dàng bị bỏ qua thời gian vàng để điều trị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh bị tai biến và dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như: Liệt nửa người, méo miệng, nói ngọng, ...

Vậy, đâu là những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng thường là:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên
  • Người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần
  • Người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia
  • Người không uống đủ nước
  • Người lười vận động,...
nhung-doi-tuong-co-nguy-co-cao-bi-dot-quy-mua-nang-nong-2

Người già và trẻ em nằm trong top những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32oC trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.

Cách phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng

Bù đủ nước cho cơ thể

Mất nước nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ mùa hè. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần phải uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống.

nhung-doi-tuong-co-nguy-co-cao-bi-dot-quy-mua-nang-nong-5

Tốt nhất nên uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ vận động của cơ thể. 

Nước nạp vào nên là nước lọc hoặc nước trái cây, hạn chế sử dụng nước ngọt có gas sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

Vận động nhẹ

Thời tiết nắng nóng thường khiến chúng ta lười vận động và điều này sẽ khiến cơ thể ngày càng trở nên uể oải, thiếu sức sống hơn.

Trong mùa hè, để hạn chế nguy cơ đột quỵ, chúng ta nên bỏ ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài vận động nhẹ như yoga, đi bộ, ... để quy trì thể trạng tốt nhất.

nhung-doi-tuong-co-nguy-co-cao-bi-dot-quy-mua-nang-nong-4

Đối với việc luyện tập, chúng ta cũng nên chọn thời điểm nhiệt độ không quá nóng như sáng sớm và khi trời tối để tránh hiện tượng cơ thể bị mất nước nhanh dẫn đến đột quỵ. 

Tùy vào sức khỏe của mỗi người, các bài luyện tập trong mùa hè chỉ nên kéo dài từ 20 - 30 phút để không bị quá sức.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả

Các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu bạn là người lười uống nước thì việc tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi cũng sẽ là cách hiệu quả để bù nước cho cơ thể trong mùa nắng nóng.

Sử dụng các biện pháp chống nắng nóng khi đi ra ngoài trời

Để giảm bớt tác động của nắng nóng và nhiệt độ tới cơ thể trong mùa nắng nóng dẫn tới đột quỵ thì khi đi ra ngoài trời chúng ta cần phải sử dụng các biện pháp 'cách nhiệt' như: Mặc đồ sáng màu, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt; Mặc đồ chống nắng sáng màu, dày dặn để tránh hấp thụ nhiệt. 

Bên cạnh đó, hãy sử dụng nón, mũ, ô, dù khi đi ra trời nắng.

nhung-doi-tuong-co-nguy-co-cao-bi-dot-quy-mua-nang-nong-6

Sử dụng điều hòa khoa học, hợp lý

Có rất nhiều trường hợp đột quỵ trong mùa nắng nóng bị gây nên bởi thói quen sử dụng điều hòa sai lầm.

Theo đó, để tránh nóng mà vẫn đảm bảo sức khỏe trong mùa hè, chúng ta chỉ nên nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn bên ngoài từ 3-4 độ, không nên để chênh lệch nhiệt quá sâu.

Không ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng có điều hòa mà nên từ từ để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Tắt máy điều hòa trước khi ra về tầm 15 phút  để không bị đột quỵ trong mùa nắng nóng.

Trên đây là những thông tin từ Sống đẹp giúp bạn đọc nắm được những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng để có những biện pháp phòng, tránh nguy hiểm tốt nhất cho người thân trong gia đình trong mùa hè năm nay.

Xem thêm: Đột quỵ mùa hè là gì và đột quỵ mùa hè nguy hiểm cỡ nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận