Ngôn ngữ Gen Z: "Còn cái nịt" là gì?
Ngôn ngữ Gen Z đang là trào lưu mới khiến các cư dân mạng thế hệ 8x, 9x phải bối rối mỗi khi lên MXH. Gần đây nhất, cụm từ "còn cái nịt" đang trở thành ngôn ngữ cửa miệng của Gen Z trên Facebook, Instagram hay Tiktok, hãy cùng Sống đẹp tìm hiểu xem nó có nghĩa là gì nhé!
Gen Z đang là bộ phận động đảo nhất trên các trang MXH hiện nay, do đó, bất cứ trào lưu nào do các bạn trẻ thuộc thế hệ này "lăng xê" đều sẽ nhanh chóng chiếm đóng mỗi ngõ ngách trên các nên tảng SNS. Thời gian gần đây, trào lưu Gen Z khiến cộng động mạng đau đầu nhất chính là việc tạo ra những ngôn ngữ thế hệ riêng với sự biến hóa khôn lường từ tiếng Việt và tiếng Anh.
Sự việc này đôi khi khiến những người thuộc 8x hoặc 9x thời kỳ đầu rơi vào trạng thái "tối cổ" mỗi khi đi vào cõi mạng vì dường như đang không hiểu được mọi người đang "bình loạn" gì. Nhằm giúp các Gen X và Gen Y thoát khỏi cuộc khủng hoảng giao tiếp này, hãy cùng Sống đẹp tìm hiểu những từ vựng được sử dụng nhiều nhất trong ngôn ngữ Gen Z nhé!
Nối tiếp những bài giải nghĩa về "chằm Zn", "phanh xích lô", "fishu",... (cụm), hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cụm từ "còn cái nịt".
"Còn cái nịt" nghĩa là gì?
Cái nịt là dây chun buộc, dây buộc tóc. Ngoài ra ở nhiều nơi cái nịt có nghĩa là cái dây thắt lưng của nam hoặc nữ.
Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội cụm từ “còn cái nịt” được Gen Z và cứ dân mạnh sử dụng vô cùng phổ biến trên nhiều diễn đàn, dưới nhiều chủ đề tranh luận với nghĩa là mất hết, mất sạch chẳng còn gì.
Nguồn gốc của cụm từ "còn cái nịt"?
Cụm từ “còn cái nịt” có nguồn gốc từ một video của Tiktoker Tiến Bịp - một trong những llive streamer được giới trẻ yêu thích nhất trong thời gian này.
Trong đoạn video, Tiến Bịp đã chia sẻ về câu chuyện nhặt được tiền trả lại người mất. anh này cho rằng, nếu đánh rơi một số tiền lớn ở ngoài đường thì chắc người bị rơi tiền chỉ nhận lại mỗi cái "nịt" - dây chun để buộc tiền mà thôi. Còn những vụ nhặt được tiền mà người nhặt được trả lại cho người mất là do "không nuốt trôi được tiền".
Biểu cảm hài hước của Tiến Bịp cùng nội dung câu chuyện sau đó đã nhanh chóng khiến dân tình thích thú và chia sẻ khắp các MXH. Sau đoạn clip, "còn cái nịt" cũng bất ngờ viral khắp nơi và đước Gen Z hô biến thành cụm từ để nói về việc một cá nhân đã chẳng còn gì trong tay, mất hết mọi thứ, hoặc tình cảm đã cạn giữa những cặp đôi đã tan vỡ.
Câu chuyện tạo nên trào lưu "còn cái nịt" của Gen Z
Một vài trường hợp sử dụng "còn cái nịt"
- Được bồ cũ hỏi "Chia tay lâu rồi em còn tình cảm với anh không? : "Còn cái nịt!"
- Quay lại với người cũ và lại bị lừa dối: "Sau tất cả khi quay lại cũng chỉ còn cái nịt"
- "Ngày còn yêu sao không lo lắng cho nhau chia tay rồi chỉ còn cái nịt thôi"
- Không may cho đứa bạn nợ như chúa chổm vay tiền và có nguy cơ cao không đòi lại được: "Còn cái nịt"
Gen Z (thế hệ Z) là cụm từ dùng để chỉ nhóm người được sinh ra trong khoảng năm từ 1995 đến năm 2012. Ngoài Gen Z thì thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi bằng nhiều các tên khác như Gen Tech, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Founders, Homeland Generation, Post millennials, hay hậu Millennials… Song có một số ý kiến, Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.
Hiện nay trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.
Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).
Ngôn ngữ Gen Z thường là những từ được tạo ra bởi hiện tượng đồng âm của tiếng Việt với các ngôn ngữ khác hoặc hiện tượng phương ngữ hay cách gõ sai của một từ. Các từ lóng này thường được sử dụng với ý nghĩa vui vẻ và tạo tiếng cười trên các diễn đàn mạng.
Xem thêm: Ngôn ngữ Gen Z: "Phanh xích lô" là gì?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận