Giống gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam bị 4 doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký thương hiệu
Ông Hồ Quang Cua mới đây đã lên tiếng xác nhận với truyền thông về việc giống gạo ngon nhất thế giới ST25 do các nhà nghiên cứu tại Việt Nam phát triển đã bị 4 doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu trước. Điều này sẽ khiến gạo ST25 gặp khó khi xuất khẩu sang Mỹ trong tương lai.

Chia sẻ về việc 4 doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký thương hiệu của giống gạo ngon nhất thế giới trong khi nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam trước đó không hề hay biết, ông Hồ Quang Cua, đại diện nhóm tác giả giống lúa ST25 cho biết: "Tôi chỉ tập trung chuyên môn về chọn tạo giống. Những vấn đề liên quan đến bảo hộ bản quyền, chống hàng giả rất phức tạp. Ngay tại Việt Nam việc chống gạo ST25 giả cũng hết sức mệt mỏi. Còn ở thị trường Mỹ, ngay cuối năm 2019, khi gạo ST25 giành giải nhất cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới năm 2019" đã có đơn vị rao bán gạo ST25 rồi".

Kỹ sư Hồ Quang Cua cũng chia sẻ, mặc dù đã biết về thông tin bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm quyền đăng ký thương hiệu cho giống gạo ST25 tại Mỹ nhưng ông và nhóm tác giả hiện không thể làm được gì vì không rành các quy định pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.
Theo thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), không chỉ có giống gạo ST25 bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thương hiệu trước tại Mỹ, mà giống gạo ST24 của nhóm các tác giả do kỹ sư Hồ Quang Cua dẫn đầu cũng gặp tình trạng tương tự.

Việc 2 loại gạo ngon trên bị đăng ký thương hiệu trước tại Mỹ được biết đến gần đây do ohản ánh từ doanh nghiệp tới Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương). Hiện chưa có doanh nghiệp nào được cấp giấy bảo hộ chính thức cho gạo ST24 và gạo ST25, do đó, việc xuất khẩu các sản phẩm này tới Mỹ vẫn chưa bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu để các doanh nghiệp Mỹ đăng ký thành công thương hiệu gạo ST24 và gạo ST25, các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai khi muốn xuất khẩu ST24 và ST25 sang thị trường này sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST24 ở Mỹ, nếu không sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Được biết, tại thị trường Mỹ cho rằng tại thị trường Mỹ, bất kỳ mặt hàng nào nổi lên, được người tiêu dùng chú ý lập tức sẽ có người đăng ký thương hiệu đón đầu.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do chi phí đăng ký thương hiệu tại Mỹ không lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp tại nước này thường có xu hướng đi tắt, đón đầu bằng cách đăng ký thương hiệu trước để bán lại cho chủ sở hữu thực sự hoặc nhận tiền bản quyền khi có hàng hóa từ các nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong trường hợp các chủ sở hữu thực sự muốn lấy lại quyền sở hữu thương hiệu sản phẩm tại Mỹ sẽ phải trải qua cuộc chiến pháp lý khá phức tạp.
Được biết, trước gạo ST24 và ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua, nước mắm Phú Quốc và cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam cũng bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu trước khi các doanh nghiệp Việt Nam kịp thực hiện thủ tục này.
Tập đoàn Lotte làm ăn thua lỗ đến mức nào tại thị trường Việt Nam trong năm 2020?
Đọc thêm
Nếu bạn là người có máu kinh doanh nhưng lại sợ rủi ro nhiều thì hãy bắt đầu bằng những ý tưởng khởi nghiệp ít vốn mà hiệu quả dưới đây.
Với những đóng góp của hãng Vietjet trong việc kết nối giao thông hàng không trong khu vực, mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch tập đoàn Sovico, Phú Long, tổng giám đốc Vietjet, đã được Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức lễ trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh của nhà nước Cộng hòa Pháp.
Sau 3 năm đổ nước tiểu trong kỹ viện, ông ta trở thành đại phú hộ, sau 30 năm trở thành người giàu nhất Thanh triều, sở hữu số tiền hơn cả thu nhập của quốc gia kẻ thù.
Ít ai biết được cách đây gần 30 năm, Hoàng Nhuận Cầm từng viết bài thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình, trong đó có câu: "Nếu tôi chết trời xanh bình lặng, Thêm một vì sao nữa rụng rơi".
Tin liên quan
Đây là lần đầu tiên cha đi máy bay, hẳn là vé hạng thương gia nhưng lại là chuyến bay đầy nước mắt để về gặp con gái lần cuối.
Trong ngôi nhà cũ kỹ, hai cụ già và hai đứa cháu nhỏ bấu víu vào mẹt bánh bò sống qua ngày, có hôm bánh ế, cả nhà chẳng có cơm mà ăn.
Sau khi bị bố nghiện rượu bỏ rơi, mẹ con Minh về quê ngoại sinh sống. Chưa kịp ổn định thì mẹ Minh bị ung thư, nam sinh nghèo đành nghỉ học để đạp xe bán chuối nuôi mẹ.
Những ngày qua câu chuyện về gia đình anh Quách Thích nuôi con một mình trong căn nhà tạm bợ trú tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình có vợ không may mất vì căn bệnh ung thư đã khiến nhiều người xót xa.