Đại học Sư phạm Hà Nội công bố không tuyển thí sinh nói ngọng, lắp và cao dưới 1,55m
Đại học Sư phạm Hà Nội mới đây đã phát đi thông báo tuyển sinh cho năm 2021, trong đó có các thông tin cụ thể về chỉ tiêu, các phương thức xét tuyển. Đặc biệt, trong các tiêu chí tuyển sinh năm nay, trường còn gây chú ý với các quy định về việc nói ngọng và ngoại hình của thí sinh tại một số ngành.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2021-2022 của trường Đại học sư phạm Hà Nộ và các phương thức tuyển sinh
Cụ thể, theo thông báo của Đại học Sư phạm Hà Nội, trong năm học 2021 - 2022, trường dự kiến tuyển 7.094 chỉ tiêu, tăng gần gấp đôi so với năm 2020 là 4.330 chỉ tiêu.
Các phương thức tuyển sinh vào trường bao gồm: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021; xét tuyển các đối tượng đáp ứng điều kiện do trường đề ra; xét học bạ THPT; xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với kết quả thi năng khiếu tại Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cụ thể như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021
Đối với phương thức xét tuyển này, trường Đại học sư phạm Hà Nội yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả học kỳ bậc THPT phải đạt loại khá trở lên.
Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn (bao gồm môn thi chính nhân hệ số 2 (nếu có) của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có)). Nếu xét tuyển theo phương thức 2 hoặc phương thức 3 còn thừa chỉ tiêu thì sẽ chuyển chỉ tiêu sang phương thức 1 hoặc phương thức 4 tùy theo ngành đào tạo.
Ngưỡng đầu vào của các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Với các ngành ngoài Sư phạm, ngưỡng đầu vào được tính theo tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 15 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có).
Phương thức 2: Xét tuyển các đối tượng đáp ứng điều kiện do Đại học Sư phạm Hà Nội đề ra
Nhà trường yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có hạnh kiểm tất cả học kỳ đạt loại tốt, học lực giỏi cả 3 năm bậc THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
Thứ nhất, thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học được tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Thứ hai, thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố ở bậc THPT.
Thứ ba, thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP.HCM.
Thứ tư, thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS hoặc TOEFL iBT
hoặc TOEIC, chứng chỉ tiếng Pháp DELF hoặc TCF, chứng chỉ Tin học quốc tế MOS. Chứng chỉ phải có thời hạn 2 năm tính đến ngày công bố kết quả xét tuyển thẳng của trường.
Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên bắt đầu từ đối tượng thứ nhất, nếu còn chỉ tiêu sẽ xét tiếp lần lượt đến các đối tượng thứ hai, thứ ba, thứ tư, cho đến hết chỉ tiêu.
Đối với thí sinh thuộc đối tượng thứ hai, thứ ba, thứ tư, trường sẽ xét theo tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp môn học ở bậc THPT theo quy định của mỗi ngành và sẽ cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực (nếu có).
Phương thức 3: Xét học bạ THPT
Đối với các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên, thí sinh cần đáp ứng điều kiện là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có hạnh kiểm tất cả học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và 3 năm học lực giỏi.
Riêng ngành Sư phạm Tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp, điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; thí sinh xét tuyển ngành Sư phạm Công nghệ cần đạt điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi.
Đối với các ngành ngoài Sư phạm, thí sinh phải là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có hạnh kiểm tất cả học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.
Trường sẽ xét theo tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có).
Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với kết quả thi năng khiếu tại Đại học Sư phạm Hà Nội đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non - Sư phạm Tiếng Anh.
Với phương thức này, điều kiện đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.
Ngoài ra, Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng được theo quy định tại khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường cũng ưu tiên cộng điểm hoặc xét tuyển thẳng nếu thí sinh có bài luận đạt kết quả tốt.
Một số điểm chú ý trong quy chế tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2021-2022
Theo thông báo từ trường Đại học sư phạm Hà Nội, các ngành Sư phạm sẽ hông tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
Thí sinh trúng tuyển các ngành Sư phạm Tin học, Sư phạm Sinh học sau khi nhập học có thể đăng ký để nhà trường xét tuyển vào học các ngành Sư phạm Tin học (dạy Tin bằng tiếng Anh), Sư phạm Sinh học (dạy Sinh bằng tiếng Anh).
Thí sinh dự thi vào ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải có sức khỏe tốt, thí sinh mắc tật khúc xạ cận hoặc viễn thị không quá 3dp; không có dị tật bẩm sinh, hình xăm phản cảm. Nam cao từ 1,60m trở lên; nữ cao từ 1,55m trở lên.
Làm thế nào để chữa nói ngọng, nói lắp cho người lớn để có thể nộp hồ sơ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội?
Nói ngọng hay nói lắp là hiện tượng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Các lỗi phổ biến có thể thấy đó là sự nhầm lẫn giữa các âm L và N, R và D/GI, ngọng dấu ngã ( ~ ) thành dấu sắc ( ‘ ), ngọng dấu hỏi ( ? ) thành dấu nặng ( . ).
Nói ngọng, nói lắp tuy là một khiếm khuyết không ảnh hưởng đến tính mạng của con người nhưng lại là một cản trở lớn trong quá trình phát triển, hòa nhập cộng đồng và khiến bản thân người nói gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp dẫn tới sự mất tự tin vào chính mình, thậm chí, một số trường hợp còn cảm thấy ngại giao tiếp.
Như vậy, đối với nghiệp vụ sư phạm, việc nói lắp và nói ngọng là yếu tố chắc chắn không phù hợp khi người nói phải đảm nhiệm vai trò truyền đạt kiến thức cho học sinh
Để chữa nói ngọng, nói lắp, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng những bước đơn giản có hiệu quả cao dưới đây:
Bước 1: Bạn cần học cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đồng thời, để chữa nói lắp, chữa nói ngọng, bạn cũng cần phải tập trung cao độ vào quá trình thực hiện giao tiếp, cụ thể là các hoạt động của môi, lưỡi, răng và miệng.
Bước 2: Thường xuyên tập thể dục cho lưỡi bằng cách luyện nói chữ R theo đúng chuẩn phát âm tiếng Việt.
Bước 3: Điều chỉnh tốc độ nói của bản thân cho phù hợp. Hãy cố gắng chỉ nói 125 từ hoặc ít hơn trong 60 giây thôi nhé
Bước 4: Thường xuyên ghi âm giọng nói của bản thân để nghe lại và phát hiện các lỗi sai phát âm để tự điều chỉnh trong những lần sau đó.
Vì nói ngọng, nói lắp ở người lớn là tật lâu năm, do đó, quá trình thực hiện điều trị cần có sự kiên trì vô cùng lớn. Với những mẹo chữa nói ngọng, nói lắp tại nhà vô cùng đơn giản như trên, chúc những ước mơ sư phạm sẽ sớm thành hiện thực!
Xem thêm: Kỳ lạ ngôi làng duy nhất trên thế giới giao tiếp bằng cách huýt sáo
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận