Cách phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi?
Mùa hè nắng nóng khiến những đối tượng có thể trạng kém như người cao tuổi và trẻ em dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như sốc nhiệt, say nắng, tiền đình,... đặc biệt nguy hiểm là đột quỵ mùa nắng nóng. Vậy, cần làm gì để phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi?
Đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi là gì?
Cơ thể con người vốn là hệ hằng nhiệt nên thân nhiệt không thể tự biến đổi để phù hợp với điều kiện thời tiết mà cần tới những biện pháp hỗ trợ như mặc thêm quần áo, sử dụng quạt hoặc điều hòa,... để duy trì thân nhiệt ở mức độ ổn định đảm bảo cho hoạt động tuần hoàn trong cơ thể được diễn ra bình thường.
Đối với người cao tuổi, là những đối tượng thường mang trong mình những yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền đình, suy nhược cơ thể,... thường sẽ khó đối phó với sự cực đoan của thời tiết, đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng.
Việc cơ thể không thể thích ứng tốt với những ngày nắng nóng khi phải hoạt động lâu dưới thời tiết nắng nóng thường dễ khiến người già bị tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất nước,... Bên cạnh đó, việc đột ngột di chuyển từ môi trường nhiệt độ thấp (phòng điều hòa) sang môi trường nhiệt độ cao (ngoài trời) cũng có thể khiến các cụ già bị đột quỵ do các biến đổi nhanh của cơ thể khiến mạch máu não bị tắc nghẽn, dòng máu không thể bơm lên não và cung cấp oxy cho các tế bào.
Sự điều tiết đột ngột của cơ thể nếu diễn ra quá mức cũng sẽ khiến mạch máu não của người cao tuổi bị vỡ , khối máu tụ thoát ra khỏi lòng mạch và chèn ép, gây thiếu máu nuôi các nhu mô não dẫn đến đột quỵ.
Biểu hiện đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi
Cơ thể người cao tuổi thường không còn hoạt động tốt như người trẻ, do đó, hoạt động điều hòa và trao đổi chất chủ động thường diễn ra chậm hơn, dẫn đến những đối tượng này thường bị đau ốm do ảnh hưởng của các biến đổi thời tiết, sự thay đổi đột ngột về môi trường sống.
Sự không thích nghi kịp thời với môi trường thường khiến người cao tuổi nhẹ thì xổ mũi, cảm cúm, nặng thì sẽ dẫn tới đột quỵ, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
Biểu hiện của chứng đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi thường được nhận biết thông qua những dấu hiệu sớm như:
- Gương mặt có biểu hiện mất cân xứng như: lệch mặt, méo miệng, ăn uống thường bị rơi rớt đồ
- Hoạt động của tứ chi không chính xác, chân tay mất sức khó có thể cầm đồ vật hoặc đứng/ ngồi vững
- Nói ngọng, phát âm không tròn vành, khó nói, nói bị dính chữ
Vì biểu hiện của đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi rất dễ bị nhầm lẫn với say nắng và sốc nhiệt nên ngay từ khi có những biểu hiện ban đầu như trên, người nhà nên nhanh chóng đưa các cụ tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời để hạn chế nguy cơ biến chứng sang các bệnh lý nghiêm trọng khác như: tai biến liệt nửa người, méo mặt,...
Cách phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi?
Đột quỵ vô cùng nguy hiểm nhưng không hề khó để hạn chế nguy cơ mắc phải. Cách phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi có thể thực hiện vô cùng đơn giản thông qua những lưu ý sau:
Không quên bù nước cho cơ thể
Đây là một trong những cách phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi quan trọng nhất nhưng đơn giản nhất.
Về cơ bản, mùa hè nắng nóng sẽ khiến cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể, dẫn đến cơ thể cũng bị mất nước và chất điện giải nhanh hơn.
Việc mất nước nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ mùa nắng nóng. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo cơ thể được bù nước đều đặn để cung cấp cho lượng bị thiếu hụt do quá trình làm mát tự nhiên của cơ thể.
Người cao tuổi hay bất cứ ai trong mùa hè cũng cần lưu ý, tuyệt đối không nên đợi đến lúc khát mới uống mà nên uống nước thường xuyên và đảm bảo uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày.
Thường xuyên thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe
Thường xuyên vận động là cách giúp cơ thể chúng ta chậm lão hóa hơn, đồng thời nâng cao sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, thời tiết nóng dễ làm cho chúng ta ngại vận động hơn. Do đó, hãy lựa chọn những thời điểm như sáng sớm hoặc tối khi nhiệt độ ngoài trời đã được giảm bớt đáng kể để thực hiện các vận động nhẹ như đi bộ, đi dạo, tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe trong mùa nắng nóng năm nay.
Tăng cường các loại rau xanh và trái cây tươi trong thực đơn hằng ngày
Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn thực phẩm giàu các acid amin thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc tăng cường rau xanh và trái cây trong mùa nắng nóng cũng sẽ góp phần giúp cơ thể bổ sung nước nếu như không muốn uống nước.
Sử dụng điều hòa khoa học, hợp lý
Có thể nói, điều hòa là công cụ làm mát được ưa chuộng nhất của mọi gia đình khi mùa nắng nóng đến, nhưng đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi.
Để điều hòa không trở thành nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta cần có cách sử dụng điều hòa hợp lý và khoa học.
Khuyến cáo sử dụng điều hòa để hạn chế nguy cơ đột quỵ mùa hè ở người cao tuổi
Trời nóng nên nhiều người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp.Nhưng khi bước ra ngoài thì nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.
Nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn bên ngoài từ 3- 4 độ, không nên thấp hơn.
Đặc biệt lưu ý, người cao tuổi không nên ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng có điều hòa mà nên từ từ để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Tắt máy điều hòa trước khi đi ra ngoài trời tầm 15 phút hoặc chuyển sang phòng không có điều hòa để cơ thể làm quen dần với nền nhiệt cao ngoài trời.
Trên đây là những chia sẻ của Sống đẹp về cách phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi. Hy vọng các cụ sẽ có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày và có một mùa hè khỏe mạnh cùng gia đình, bạn bè!
Xem thêm: Người già tập thể dục mùa nắng nóng cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận