Vì sao người Việt đi tảo mộ vào Tết Thanh minh 3/3?
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa Tết Thanh minh (3/3 Âm lịch) đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước.
Vì sao người Việt đi tảo mộ vào Tết Thanh minh?
Thanh minh tuy không phải là dịp tết lớn nhưng lại gắn liền với đạo đức, bổn phận của người Việt Nam đó là tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành, tạo dựng của tổ tiên, nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông".
Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Phong tục làm cỏ các phần mộ, sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên được xem là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.
Trong dịp Thanh minh, trẻ con cũng được người lớn cho đi theo để nhận biết phần mộ tổ tiên, học hỏi về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hành các nghi lễ truyền thống. Những người sống xa quê cũng sẽ thu xếp về tảo mộ, không nhất thiết phải về đúng ngày Tết Thanh minh mà có thể chọn bất kỳ ngày nào thuận tiện, rảnh rỗi trong dịp này.
Trải qua hàng trăm năm, tục tảo mộ đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi đến Tết Thanh minh. Vì vậy dù có đi xa nhưng vào mỗi dịp này, người dân Việt Nam đều dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng phần mộ của người đã khuất.
Lưu ý khi đi tảo mộ để mọi việc được thuận lợi
1. Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm nhất là người yếu bóng vía. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.
2. Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
3. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.
4. Khi tảo mộ, không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại càng cần phải chú ý.
5. Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ. Người đang bị nhiễm phong hàn, đau nhức xương khớp không nên ra mộ, nên vái vọng.
6. Những bạn có khí chất yếu, tốt nhất là khi về nhà bước qua chậu lửa. Nam 7 lần và nữ 9 lần hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu, hàn khí.
7. Tảo mộ là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
8. Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.
9. Tiết Thanh Minh có một số cấm kỵ phong thủy thường gặp cần phải đặc biệt tuân thủ. Tiết Thanh Minh không nên mua giày (vì trong tiếng Trung giày và từ tà (tà khí) đọc giống nhau). Thêm vào đó, những ngày này âm khí rất nặng, do vậy không nên đi đêm, nếu như có việc cần đi phải đem theo một số vật tránh tà.
10. Bạn không nên chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ dù đây là khoảng thời gian nhiều người thân đang bên cạnh nhau.
11. Cấm kị việc nói bậy hoặc đùa cợt trong khi làm lễ tảo mộ.
Xem thêm: Vì sao tiết Thanh minh được gọi là “Thanh minh” và gắn liền với tục tảo mộ?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận