Trong mắt học giả Phương Tây, người Việt xưa có phong tục và truyền thống gì?

Một số tác giả phương Tây thông qua các tư liệu đã đi sâu vào nghiên cứu đời sống, tâm lý, phong tục tập quán của người Việt xưa.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 15/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời xưa có rất nhiều các nhà truyền giáo, học giả hoặc công chức tới xứ An Nam không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn mang theo con mắt tò mò về vùng đất ở châu Á. Gần đây, một số đầu sách về Việt Nam của tác giả phương Tây được dịch, tái bản. Các tác phẩm ít nhiều cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, đời sống, phong tục tập quán của người Việt xưa.

Tâm lý người An Nam

Paul Giran là một tác giả được cử tới Phủ Toàn quyền ở Đông Dương làm việc vào năm 1899. Sau đó, ông được cử làm công sứ ở một số vùng. Một số tác phẩm nổi tiếng như Tâm lý người An Nam, Bùa chú và Tôn giáo An Nam là do ông viết khi tìm hiểu về vùng đất cũng như con người  Việt Nam xưa.

phong-tuc-nguoi-viet-xua-trong-mat-cac-tac-gia-phuong-tay-1
Bìa sách Tâm lý người An Nam

Tâm lý vùng An Nam có bố cục hai phần với nội dung nghiên cứu phong phú về con người Việt Nam ta. Cụ thể, phần đầu tác phẩm khái quát về tính cách con người của dân tộc An Nam trên cơ sở nghiên cứu nguồn gốc chủng tộc, so sánh với người Mã Lai, Trung Hoa.

Phần thứ hai nói về tâm lý của dân tộc An Nam và sự tiến hóa trên tất cả các lĩnh vực. Tác giả dựa trên những quan điểm của mình để đánh giá những điều mà ông cho là hủ tục, lạc hậu như tục thờ cúng anh linh quỷ thần tràn lan, vô lối.,... Có thể nói, Tâm lý người An Nam chính là một bức tranh về xã hội của nước ta trong những thế kỷ trước và là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá.

Hội kín xứ An Nam

Hội xứ kín An Nam là những câu chuyện, sự kiện bí mật không được nhắc tới trong lịch sử được viết bởi tác giả Georges Coulet.

phong-tuc-nguoi-viet-xua-trong-mat-cac-tac-gia-phuong-tay-2
Sách Hội kín xứ An Nam

Trước những sự kiện bạo động diễn ra ở khắp nước An Nam kéo dài từ thế kỷ 19 đến trước năm 1930, như vụ Phan Xích Long và các huynh đệ năm 1913, vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916 làm cho người Pháp vô cùng ngỡ ngàng. Điều đó đã thôi thúc Georges Coulet  tìm hiểu về các hội kín xứ An Nam và ông cho rằng điều này có được do sự sắp xếp và tổ chức một cách tinh vi, bài bản. 

Xứ Đàng Trong và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

Đây là hai tác phẩm thuộc tủ sách Góc nhìn sử Việt nói về đời sống của người dân nước ta trong giai đoạn tồn tại hai chính quyền song song: Vua Lê - Chúa Trịnh ở thế kỷ 17.

Linh mục Cristoforo Borri (người Italy) là một trong những giáo sĩ dòng Tên đầu tiên đến Đàng Trong (thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), lưu trú ở đó 5 năm (1618-1622). Tập Ký sự về sứ mệnh mới của các nhà truyền giáo dòng Tên ở xứ Đàng Trong (viết ngắn gọn là Xứ Đàng Trong) với nội dung chi tiết từ quốc hiệu, diện tích, khí hậu, đất đai, sản vật đến phong tục tập quán, hành chính, thương mại, đời sống tinh thần… của người dân Việt xưa.

phong-tuc-nguoi-viet-xua-trong-mat-cac-tac-gia-phuong-tay-3
Xứ Đàng Trong và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

Mô tả vương quốc Đàng Ngoài được viết bởi Samuel Baron - con của một thương nhân Hà Lan với phụ nữ Việt. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1685 với nội dung nói về quy mô, diện tích, sản vật, đời sống xã hội cùng những tập tục mà Baron cho là đặc biệt…

Bắc Kỳ tạp lục

Vào năm 1882, Henri Emmanuel Souvignet người Pháp đã tới An Nam. Ông ở lại đây cho tới cuối đời vào năm 1943. Nhiệm vụ chính của ông là truyền giáo và cuốn sách Bắc kỳ tạp lục là kết quả của nhiều năm tháng ông nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống cũng như con người An Nam.

phong-tuc-nguoi-viet-xua-trong-mat-cac-tac-gia-phuong-tay-4
Sách Bắc Kỳ tạp lục

Cuốn sách có nội dung phong phú, đa dạng như về đời sống người dân, ngôn ngữ, giáo dục, văn học, lịch sử, tổ chức xã hội, chế độ thuế khóa, tín ngưỡng, phong tục, hệ thực vật…

Chính vì nội dung đa dạng như vậy nên cuốn sách được ví như một cẩm nang hướng dẫn giúp những người Pháp đến sinh sống và làm việc tại An Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nắm bắt và thích nghi với các tập tục, thiết chế tại nơi đây.

Xem thêm: Nguồn gốc tên gọi xe đạp và người Việt Nam đầu tiên đi xe đạp là ai?

Đọc thêm

Vùng đất An Khê xưa đã trồng rất nhiều cau, trầu. Và giúp rất nhiều gia đình trở nên khá giả. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Nhạc trước khi trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn cũng đã đi buôn trầu nên dân gian gọi là “anh Hai Trầu”.

Người Việt xưa từng làm giàu bằng nghề buôn trầu trên đất An Khê
0 Bình luận

Là vật dụng gắn với tục lên ăn trầu, cái bình vôi được người Việt xưa tôn lên thành thần, cung kính gọi là "ông" bình vôi. Vậy nguồn gốc của vật dụng này từ đâu và vì sao lại gọi là "ông" Bình Vôi?

'Ông' bình vôi là gì và vì sao người Việt xưa lại tôn thờ 'ông' bình vôi?
0 Bình luận

Cái răng cái tóc là góc con người, thế nên từ xưa ông cha ta đã rất chú trọng trong việc giữ gìn mái tóc. Kiểu tóc người Việt xưa mộc mạc, đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Loạt ảnh chân thực mô tả kiểu tóc truyền thống của người Việt xưa
0 Bình luận

Tin liên quan

Hàng năm, vào mùa xuân, hàng triệu Phật tử khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội, hành hương về Hương Sơn - nơi tâm linh đất Phật để đốt nén hương thơm và thả hồn vào thiên nhiên.

Giải mã thân thế Phật Bà chùa Hương theo giai thoại của người Việt xưa
0 Bình luận

Xác ướp quý tộc này nằm giữa trung tâm quận 1 (TP.HCM). Quanh xác ướp chôn nhiều vàng bạc, đồ vật và đáng chú ý nhất là tấm phướn minh tinh có ghi nhiều chữ nhưng đã mờ, chỉ còn dòng chữ "Hoàng gia...".

Xác ướp quý tộc cổ ở Sài Gòn: Bằng chứng về kỹ thuật ướp xác đỉnh cao của người Việt xưa, không hề thua kém Ai Cập cổ đại
0 Bình luận

Từ thời xa xưa, người Việt ta thường có thói quen ngồi rất đặc trưng đó là ngồi bệt. Có nghĩa là ngồi trên một mặt phẳng có diện tích rộng như sập phản hay trải chiếu.

Cung cách ngồi của người Việt xưa: Từng có thời kỳ không biết ngồi ghế?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất