Cung cách ngồi của người Việt xưa: Từng có thời kỳ không biết ngồi ghế?

Từ thời xa xưa, người Việt ta thường có thói quen ngồi rất đặc trưng đó là ngồi bệt. Có nghĩa là ngồi trên một mặt phẳng có diện tích rộng như sập phản hay trải chiếu.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 27/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách ngồi khoanh chân của người Việt, đã có từ rất lâu đời Việt Nam ta với ngàn năm lịch sử, ngoài các phong tục tập quán tiêu biểu được lưu truyền lại đến ngày nay thì còn có cả cách đi đứng nằm ngồi của ông cha ta cũng có nhiều điều đáng để các thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu, qua đó bảo lưu những nét đẹp truyền thống, giải thích được lý do cho những thói quen còn tồn tại đến ngày hôm nay.

cung cach ngoi cua nguoi viet 3

Từ thời xa xưa, người Việt ta thường có thói quen ngồi rất đặc trưng và phổ biến, đó là ngồi bệt. Có nghĩa là ngồi trên một mặt phẳng có diện tích rộng như sập phản hay trải chiếu. Theo các tư liệu lịch sử về tranh ảnh và việc quan sát thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân dưới thời Lê, Nguyễn ta có thể thấy rõ điều này. Thường khi ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí... người Việt xưa đều ngồi trên sập, ̼phản, có những dịp tụ họp đông người như khi ăn cỗ, các dịp lễ hội lớn, không đủ chỗ thì người ta còn trải chiếu lên sàn đất, sàn gạch mà ngồi quây quần với nhau.

Cách ngồi của người Việt xưa

Ngoài ra, đối với những gia đình giàu có ngày ấy, khi ngồi sập họ còn sử dụng thêm gối xếp để tựa tay và tựa lưng cho đỡ mỏi. Gối xếp thường có hai dạng, một là dạng các lớp gối hình hộp gắn liền nhau, khi dùng thì xếp chồng rồi tựa tay lên. Loại thứ hai là một dạng khối liền, nhưng chủ yếu vẫn là gối dạng gối xếp phổ biến hơn.

cung cach ngoi cua nguoi viet 4

Theo “An Nam Chí Lược”, Quyển 1, chương “Phong tục” có ghi chép về tập tục của người An Nam thời Trần rằng: “Dân văn thân hiệu Ngô Việt chi tục… Địa thử nhiệt, hiếu dục ư giang, cố tiện đan thiện thủy. Bình cư bất quán, lập nghĩa thủ tịch tọa bàn song túc”. Dịch nghĩa tức là : “Dân vẽ mình bắt chước tục người Ngô, người Việt… vì khí hậu nóng nực, dân ưa tắm ở sông, nên họ chèo thuyền và lội nước rất giỏi. Ngày thường họ không đội mũ, khi đứng thì vòng hai tay trước ngực, lúc ngồi thì trải chiếu xếp bằng hai chân trên đó.”

Câu chuyện của những vị khách nước ngoài

Theo cuốn Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài đã chép về thói quen ngồi của người thời Lê rằng : “Họ bắt hai chân chéo lại như thợ may của ta (Pháp) ngồi vậy. Trong nhà có những vị vương hầu, trong phòng khách có một hậu cung có một cái bệ cao hơn mặt đất khoảng 30 cm.

Trên bệ trải một chiếc chiếu có sợi nhỏ như những sợi chỉ, họ không có tục trải thảm lên sàn như những xứ khác ở châu Á… Chiếu hình vuông, nhẵn và mềm như nhung. Người ta dùng chiếu này để trải lên bệ nơi các quan ngồi…”

cung cach ngoi cua nguoi viet 2

Dưới thời nhà Nguyễn, vùng Nam Kỳ thì tập tục ngồi sập được chép lại rằng : “Ngày 2/9/1822, Crawfurd đã gặp một hoạn quan giữ chức “Governor of Saigon” và tả một cuộc gặp gỡ khá tường tận: “Giữa phòng, trên một cái sập cao hơn thường lệ, là viên “Tổng trấn” đang ngồi chễm chệ.

Crawfurd chia sẻ: Chúng tôi tiến lên cúi chào, ông ta cứ ngồi yên không đáp lễ. Sau đó người ta chỉ cho chúng tôi ngồi xuống dãy ghế bên phải ông ta, ghế bên trái dành cho viên quan cao cấp bậc nhì trong phòng, những người khác đứng đằng sau hoặc ngồi trên một cái sập khác.”

Trên đây là những tư liệu lịch sử được sưu tầm lại từ đầu thời nhà Nguyễn. Qua đây ta có thể thấy thói quen ngồi bệt của người dân ta đã có từ rất lâu đời và nó ảnh hưởng ít nhiều từ Trung Quốc.

Xem thêm: Những mảnh ký ức đẹp về chiếc tivi đen trắng - Cả một khoảng trời buồn vui thương nhớ

Đọc thêm

Đi xem nhờ ti vi, giờ đã là những chuyện của quá khứ Mỗi khi lật tìm ký ức, là thấy cả một khoảng trời buồn vui, thương nhớ…

Những mảnh ký ức đẹp về chiếc tivi đen trắng - Cả một khoảng trời buồn vui thương nhớ
0 Bình luận

Việc giải phóng mặt bằng tại Lăng mộ cổ Giồng Ông Tố đều thất bại sau hai lần thực hiện. Từ đó nơi đây bắt đầu đồn đại nhiều câu chuyện li kỳ về nơi đây.

Chuyện về Lăng mộ cổ Giồng Ông Tố và những bí ẩn chưa có lời giải
0 Bình luận

Cùng xem lại những những hình ảnh tư liệu quý về tỉnh Thái Bình thập niên 1920 cho ta thấy được cuộc sống của Miền Bắc cách đây hơn 100 năm.

Những hình ảnh sống động về cuộc sống ở tỉnh Thái Bình cách đây 100 năm qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp
0 Bình luận

Tin liên quan

Tương truyền, Thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời vua An Dương Vương của Nhà nước  Âu Lạc vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đây là một kiệt tác quân sự, “bất khả xâm phạm” vĩ đại nhất trong lịch sử người Việt cổ.

Thành Cổ Loa - Dấu vết lịch sử và những câu chuyện xoay quanh tòa thành 'bất khả xâm phạm' của An Dương Vương
0 Bình luận

Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường, người đứng đầu của hai phe “chủ chiến” và “chủ hòa” đã trở thành sự kiện văn học nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp.

Màn đấu bút kinh điển giữa phe “chủ chiến” và “chủ hòa” trong cuộc đấu tranh chống Pháp
0 Bình luận

Dù được phong danh hiệu Thứ phi phương Bắc nhưng Bùi Mộng Điệp vẫn là một trong những người vợ không chính thức của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Thứ phi Mộng Điệp và cuộc đời truân chuyên từ khi làm vợ lẽ của vua Bảo Đại
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất