Miệng nói nghiệt ngã bao nhiêu thì vận mệnh lại đau khổ bấy nhiêu

Người xưa thường nói, tu cái miệng là tu nừa đời người, chớ có nói lời ác mà tổn hại lẫn nhau. Bởi mỗi lời nghiệt ngã chua ngoa mà bạn nói ra có thể làm giảm phúc khí của bạn rất nhiều.

Hoa Nguyễn
06:00 28/01/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người xưa có câu: Phúc thủy nan thu, có nghĩa là nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành. Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, một khi đã đổ thì không thể thu lại được. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không uốn lưỡi 7 lần.

Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo, "vuốt mặt để mũi", bạn nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người khác, như thế chưa chắc đã là cao minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều thấy mất hứng là điều không nên nói.

Một người cả một đời sẽ không ngày ngày phạm vào những việc thiếu đạo đức. Tuy nhiên những lời nói không đúng đắn lại có thể được nói ra mỗi ngày. Theo thời gian, những khẩu nghiệp này sẽ tích tụ lại, phúc báo đều từ cái miệng mà ra. Cho nên những người nói chuyện thiếu đức thì cả cuộc đời này sẽ gặp phải những gập ghềnh trắc trở, thê lương.

duc-phat1

Có một câu chuyện như thế này, tại một thị trấn nọ có một chàng trai đã trưởng thành, tuổi ngoài 30, trông rất khôi ngô tuấn tú. Nhưng đến nay công việc của anh ta trước giờ đều rất bấp bênh, mọi chuyện đều khó thành. Bạn bè đều đã thành gia lập thất hết rồi, con cái cũng đã đến tuổi đi học. Vậy mà anh ta vẫn độc thân một mình chưa vợ con gì, ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch, có lúc đến cả mấy ngày không rửa mặt, thân thể dơ bẩn, nhếch nhác. Ai có ý tốt muốn khuyên bảo đều bị anh ta nạt nộ lại người ta.

Anh ta đã mở một điểm buôn bán nhỏ, nhưng cũng không có tư tưởng tiến thủ, không có chí lớn, chỉ tối ngày ăn uống. Người ta buôn bán thì có lãi, anh ta thì phải bù lỗ. Đến khi anh ta tiếp quản chuyện buôn bán, ngay cả vốn cũng chưa thu được về, mấy năm liền đều trả tiền gốc cộng thêm tiền lời tạo thêm gánh nặng cho những người trong gia đình, khiến gia cảnh ngày càng sa sút. Đã thế đến lúc lại còn phải mượn giấy tờ đất của họ hàng để thế chấp vay tiền lãi cao hơn mới có thể kinh doanh. Người mẹ đã 60 tuổi cũng không cách nào giúp cho cậu con trai gỡ lại việc buôn bán. Những người bạn xung quanh anh ta đều không nhận ra anh ta của trước đây nữa.

Thể diện bề ngoài của anh ta cũng không kém ai, nhưng tại sao lại không có được vinh hoa phú quý. Sau khi quan sát tỷ mỉ, mọi người đều thấy rằng, anh chàng này khẩu đức rất kém, có lẽ nguyên cớ là do bản thân đã sớm tiêm nhiễm những thói xấu trong xã hội. Người ấy từ nhỏ đã nói chuyện không có chừng mực, thường xuyên la lối om sòm, không có hình dạng của một người thận trọng, chín chắn, không tôn trọng trưởng bối, không tôn kính thần phật, uống ly rượu vào thì liền ăn nói bá đạo, tùy tiện.

Anh chàng này vì sao làm kinh doanh lại phải bù lỗ như vậy. Vẫn là bởi không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm tiền. Phúc báo của anh ta vốn đã bị tổn thất không ít. Như vậy thì làm sao mà kiếm được ra tiền. Nếu anh ta không sớm giác ngộ rồi sửa đổi, về già tình cảnh ắt sẽ ngày càng thê lương.

duc-phat8

Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng vậy, rất nhiều phúc báo đều đã thông qua cái miệng mà làm mất đi. Có người nói, nhưng ta chưa từng làm việc ác thì sao có thể coi là nghiệp. Cần biết rằng, cái miệng tạo nghiệp không tốt sẽ tổn hại phúc báo ghê gớm. Người xưa từng nói rằng, "ngôn do tâm sinh", lời từ tâm mà ra. Nếu cái miệng chỉ biết nói những lời không tốt, nói những lời thị phi và chửi rủa người khác, như thế thì tổn hại phúc báo càng nhanh.

Cái miệng cần giữ đức, không được nói ra những lời nghiệt ngã, chua ngoa. Có như thế mới giữ được phúc báo lưu lại. 

Trong kinh Phật, lời mà Phật nói, ngôn từ nhu mềm thuyết phục lòng chúng sinh. Chúng sinh mười pháp giới đều rất thích được nghe lời Phật giảng, đều được tất cả ngữ âm của Phật thuyết phục, chấn nhiếp. Đó là vì Phật đã tu hành qua nhiều đời nên lời nói hiền từ.

Cái miệng mà nói những lời hay chứng tỏ trong tâm chứa nhiều hảo tâm. Như thế thì từ trường tốt sẽ từ vũ trụ phát xuất ra. Và đắc được về những hồi báo tốt. Một người càng tu hành, càng phải biết nói lời xin lỗi và cảm ơn, đấy mới là đại biểu của tinh tấn và tiến bộ.

Xem thêm: 4 kiểu người không cần ngày ngày bái Phật vẫn tự kết Phật duyên, cả đời được độ trì lánh xa khổ não

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận