Những nguy hại dành cho kẻ hay đặt điều và những lợi ích dành cho người nói đúng sự thật
Phật có dạy về những kẻ nói nhiều và không đúng, người kham nhẫn và người không kham nhẫn, người giữ chữ tín và người bất tín. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để rút ra bài học cho bản thân.

Nguy hại dành cho kẻ nói sai
Việc nói dối khiến cho nhân cách con người bị suy mòn và đi xuống, từ đó mất đi cái gọi là lòng trung thực và sự chân thành. Khi bị mọi người phát hiện là kẻ dối trá, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ, bị xa lánh và ghét bỏ. Nếu những người nói láo, không đúng sự thật hay nói lời hai lưỡi, độc ác, phù phiếm thì sau khi thân hoại mạng chung sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Lợi ích cho người nói đúng
Nói thật giúp tinh thần của bạn trở nên thoải mái, dễ chịu và khiến bạn trông trẻ trung, tràn đầy sức sống hơn. Ngoài ra những lời nói đúng, nói thật còn giúp bạn mở ra các con đường mới không chỉ trong các mối quan hệ xã hội mà còn cả con đường công danh trước mắt. Khi nói đúng sự thật, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm thì sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời.
Nguy hại cho người không kham nhẫn
Kham nhẫn ở đây là sự nhẫn nại, chịu đựng của con người. Xét ở một khía cạnh, kham nhẫn cũng là một sản phẩm của trí tuệ. Bởi nếu bạn hiểu trọn vẹn lợi ích của nó thì bạn sẽ có một khởi đầu tốt đẹp trên con đường xây dựng đức hạnh này. Người không
Kham nhẫn ở đây là sự nhẫn nại, chịu đựng của con người. Xét ở một khía cạnh, kham nhẫn cũng là một sản phẩm của trí tuệ. Bởi nếu bạn hiểu trọn vẹn lợi ích của nó thì bạn sẽ có một khởi đầu tốt đẹp trên con đường xây dựng đức hạnh này. Người không kha nhẫn khiến người khác không yêu thích, tránh né. Khi thân hoại mạng chung thì sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Lợi ích dành cho người có kham nhẫn
Kham nhẫn giúp con người rèn luyện sự bền bỉ, tính kiên trì, không chịu đầu hàng trước khó khăn, thử thách của cuộc sống. Ngoài ra người kham nhẫn luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng. Sau khi thân hoại mạng chung, được sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời.

Nguy hại dành cho người không tịnh tín
Người không tịnh tín, tự mình chỉ trích mình, không tin vào bất cứ điều gì cũng như không biết giữ lời hứa. Những người này có cuộc sống cô đơn, mọi người xa lánh. Bậc có trí sau khi có suy xét, quở trách, tiếng ác đồn xa. Khi lâm chung thì tâm bị mê hoặc. Sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Lợi ích dành cho người có tịnh tín
Những người sống có tư tưởng bất tin được tịnh tín và những tư tưởng tịnh tín lại được tăng trưởng. Người này được mọi người yêu quý và giúp đỡ khiến cuộc sống của họ trở nên thú vị và có ý nghĩa. Thế hệ tiếp theo sẽ bắt chước theo tri kiến, tâm được tịnh tín. Và sau khi thân hoại mạng chung, được sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời.
Xem thêm: Đức Phật dạy về cách tự tạo phúc phận cho cuộc đời mình
Đọc thêm
Vị cao tăng và bác thợ đóng giày là câu chuyện xưa nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Mỗi người đều có số phận riêng, không ai là giống ai cả. Vì vậy, Đức Phật khuyên chúng ta nên học cách bố thí để tự tạo hồng phúc cho sinh mệnh của mình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã vãng sanh thế nhưng những giá trị Phật học, những triết lý thầy từng giảng vẫn còn nguyên giá trị. Sống Đẹp xin lược thuật lại những câu nói giàu tính triết lý, chiêm nghiệm khiến người đời nhớ mãi của vị chân tu này.
Tin liên quan
"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm..." - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế, lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96, theo cáo phó của tăng đoàn Làng Mai.
Bao sái bát hương là nghi lễ quan trọng trong ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bao sái đúng cách, nhất là việc rút chân nhang.