4 kiểu người không cần ngày ngày bái Phật vẫn tự kết Phật duyên, cả đời được độ trì lánh xa khổ não
Một khi đã có Phật duyên, chắc chắn sẽ có Phật ân, được trời Phật che chở và phù hộ độ trì bình an, vượt qua mọi khổ não, tai họa ở đời.
Phật dạy, hết thảy chúng sanh trên đời đều có "Phật tính", tức là ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn mối liên hệ tâm linh với Phật, có thể giao duyên với thần Phật. Khác biệt ở chỗ, nghiệp lực của mỗi người mỗi khác, căn cơ ngộ tính bất đồng, cho nên Phật duyên sâu cạn không đồng nhất.
Phật tính là bản chất vốn có của chúng sinh, nó không sinh ra cũng không mất đi, chỉ có thể ngày càng sâu sắc qua quá trình tu tâm dưỡng tính, giác ngộ hoặc bị che mờ bởi dục vọng, si mê, thù hận...
Người có nghiệp chướng nặng thì kiếp này tạm thời không có duyên với Phật, khó được thần Phật phù hộ độ trì, cần phải tu dưỡng nhiều hơn, tích đức hành thiện đợi nhận thiện báo. Người có phúc báo sâu dày, tức là người đã lĩnh ngộ được chân lý nhà Phật, có thể dễ dàng kết duyên với Phật.
Con người giống như một viên ngọc quý nằm trong đó, nếu không mài thì không thể phát sáng. Tôi luyện bản thân mỗi ngày để sáng như ngọc thì ắt có cơ duyên với Phật.
Đức Phật dạy rằng, muốn xem một người có Phật duyên hay không, không phải là xem khoảng cách xa gần, mà là nhìn vào khoảng cách giữ nội tâm và thần Phật của người đó.
4 kiểu người không cần ngày này bái Phật vẫn có Phật duyên
Thực tế, Phật dạy, trên đời có 4 kiểu người không cần bái Phật vẫn có Phật duyên thâm sâu, được trời Phật "âm thầm" phù hộ mà không hề hay biết. Nếu bạn là 1 trong số những người này thì chắc chắn phúc đầy, may mắn, an yên:
Người có tâm "từ bi hỷ xả"
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật khuyên chúng sanh hãy chăm tu tập Tứ Vô Lượng Tâm, tức là bốn món tâm rộng lớn không lường được. Đó là các tâm "từ, bi, hỷ, xả".
Phật chỉ ra rằng, đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh:
- Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.
- Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.
- Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới.
- Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.
Những người ngày đêm tụng kinh niệm Phật, dù có chăm chỉ khấn bái thắp hương trước chư thần Phật ra sao nhưng trong tâm không có Tứ Vô Lượng Tâm này, tức là làm ngược lại với đạo và dù có tu đến tám vạn đại kiếp thì cũng khó kết Phật duyên.
Đức phật dạy rằng, một người có Phật duyên chắc chắn là người có tâm thiện lành, thường xuyên bố thí, luôn canh cánh suy nghĩ làm thế nào để giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém hơn mình. Họ không mưu lợi cho bản thân, chỉ mong chúng sinh thoát khổ, là người có Bồ Đề tâm.
Cho nên, người có tâm "từ, bi, hỷ, xả" thì cho dù không cần ngày ngày bái Phật thì cũng vẫn được độ trì, giúp vượt qua mọi tai họa trong cuộc đời, an nhàn hưởng phúc báo.
Người giữ "nội tâm thanh tịnh"
Kinh Phật có câu: "Phật thuyết nhất thiết Pháp, duy trị nhất thiết Tâm; nhược vô nhất thiết Tâm, hà dụng nhất thiết Pháp". Nghĩa là, Phật nói tất cả giáo pháp mục đích là để trị tất cả tâm bệnh của chúng sanh. Nếu tất cả chúng sanh không có tâm bệnh thì cần gì tất cả Pháp.
Cuộc sống này có quá nhiều cám dỗ và phải là người bản lĩnh, biết giữ thân, giữ gìn cơ thể, lời nói và một nội tâm thanh tịnh thì mới mong đạt được giác mộ chân chính. Cực lạc hay địa ngục vốn nằm trong tâm của chúng ta, lựa chọn ra sao là do chính chúng ta quyết định.
Bởi vậy, cần giữ tâm thanh tịnh. Khi con người giữ được tâm thanh tịnh thì mọi hành động đều được phân xử rõ đúng sai. Hành thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, tai đang nghe những lời trái ngang nhưng miệng vẫn có thể nói những lời thanh tao, khảng khái. Tâm thanh tịnh sẽ tự chặt đứt mọi phiền não.
Giáo lý nhà Phật dạy chúng ta cách dùng cái tâm để bình lặng, để nhìn nhận cuộc sống được và mất, làm cho thể tính bộc lộ một cách tự nhiên. Giữ tâm thanh tịnh để có Phật duyên chứ không cần ngày ngày cúng bái.
Người biết sợ nhân quả
Một người có thể không tin Phật nhưng không thể không tin vào luật nhân - quả ở dời. Luật nhân quả không chừa một ai, chỉ là đến sơm hay muộn. Tất cả những gì bạn đã làm, rồi một ngày nào đó sẽ phải trải và nhận những gì mình gây ra.
Trong kinh nhà Phật có nói: “Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”, tức những việc ta đã làm dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng không mất đi, chỉ chờ đủ nhân duyên, cái quả ta sẽ tự nhận lấy.
Mọi việc trên thế gian này đều tồn tại nhân quả, tiền nhân hậu quả. Nhân quả khôn do bất cứ người nào, đáng thần linh nào quy định hay tạo ra, nhân quả là quy luật tồn tại khách quan, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
Đừng nghĩ rằng những việc mình đã làm không có ai chứng kiến thì thần không biết quỷ không hay, thực ra mỗi một việc thiện mà bạn làm, sẽ trở thành phúc báo sau này cho bạn; mỗi việc ác mà bạn làm, sẽ trở thành quả báo, nghiệp báo mà bạn phải gánh vác trong tương lai.
Người tin Đức Phật là tin vào nhân quả, người hiểu về nhân quả tức là đã thấu tỏ mọi điều trên thế gian này. Đó chính là người biết cải thiện số mệnh của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Người có tu dưỡng hướng thiện
Đức Phật dạy rằng, ai cũng có Phật tính, ai cũng có thể tu tập để thành Phật. Để có được ấy thì trước hết phải tu dưỡng hướng thiện, tức là có Phật ở trong tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn.
Người xưa cũng từng nói con người sống thiện thì được phúc báo, người làm ác ắt gặp tai ương. Vậy nên làm người nên kính trời, tu thiện tích đức, vì người khác làm việc tốt chính để tạo phúc cho chính mình.
Kinh Hoa nghiêm nói rằng "không phải Phật ấy mới là Phật". Phật này là Phật từ trong tâm, nếu ta cứ ý thức Phật đang ở quanh đây, liệu ta có hành xử khi Phật không ở quanh đây? Câu trả lời là không, bởi cái lúc ta ý thức được sự soi xét của Phật, bản thân ta hành động để không phạm đường phạm lỗi. Chứ nó chưa thực là bản ngã của chính chúng ta.
Việc tu hành cốt lõi là điểm đó. Là khi ta hành động, tu tập hay tạo tác một điều gì đó. Ta làm không phải vì Phật sẽ soi xét đánh giá, mà ta làm gì bản năng là sự lương thiện của chính mình. Khi ấy, tâm ta mới trọn vẹn trong cõi Phật được.
Xem thêm: Những điều cần biết về "khóa tu im lặng" trong lễ "tâm tang" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận