[Góc Review sách] Tiểu thuyết Lolita - Sự xung đột giữa hai giá trị đạo đức và cái đẹp

“Lolita” là một tác phẩm kinh điển từng gây tranh cãi trong giới văn học. Có thể nói rằng đây là một cuốn sách phức tạp và đầy cuốn hút và tất nhiên vấn đề đạo đức và cái đẹp cũng được nhắc đến một cách tội lỗi nhưng cũng đầy mê hoặc.

Hoa Nguyễn
12:53 08/06/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vladimir Nabokov sinh ra ở Sankt-Peterburg trong một gia đình quý tộc giàu có và lâu đời. Ông nội và ba đều làm trong lĩnh vực chính trị và mẹ là con gái của một dòng dõi quý tộc. Mặc dù vậy, Vladimir Nabokov là người hờ hững với chính trị. Tuổi nhỏ Nabokov thích sưu tập tem và nghiên cứu cuộc sống các loài bướm. Năm 1927 ông cưới vợ và viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Từ năm 1927 đến 1937 ông đã viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga.

lolita 7

Sau khi gia đình sang Mỹ, Nabokov đã chuyển sang sáng tác bằng tiếng Anh. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng thế giới, trong đó, tiểu thuyết “Lolita” được quay thành nhiều bộ phim nổi tiếng.

Tiểu thuyết “Lolita” được viết bằng tiếng Anh và được xuất bản vào năm 1955 ở Paris. Sau đó được chính tác giả dịch ra tiếng Nga và được xuất bản vò năm 1967 ở New York. Tiểu thuyết nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung. Đã và đang còn rất nhiều ý kiến kiến trái chiều về nội dung, nhiều vấn đề được bàn vãi, nhất là về vấn đề đạo đức do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá lớn tuổi luôn mang trong mình sự ám ảnh về tình dục với một cô bé 12 tuổi tên Dolores Haze.

lolita 6

Sách được viết dưới góc nhìn của nhân vật Humbert Humbert – là một học giả, nhà thẩm mĩ và còn là một nhà văn lãng mạn, trạc 35 tuổi và đẹp trai. Tuy sinh sống cùng vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12,13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Sau đó, vợ Humbert bỏ theo một người đàn ông khác và ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.

Tại đây ông đã bất đắc dĩ cưới bà chủ trọ Charlotte Haze để được gần gũi với con gái của bà ta tên là Dolores Haze (mà ông ta gọi là Lolita), cô bé chỉ mới 12 tuổi. Hàng ngày ông đều ghi vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang ở tuổi dậy thì. Đến một ngày, vợ ông phát hiện ra bí mật khủng khiếp này và đã bị xe cán chết trong trạng thái hoang mang tột độ khi trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái ở trại hè.

lolita

Mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi mẹ của Lolita qua đời. Và tiếp đó là chuỗi ngày hai người chìm đắm trong men say đắm của tình yêu và dục vọng, rong ruổi khắp các nhà nghỉ trên những cung đường mà họ đi qua. Vào một ngày mưa, Lolita ra đi với toàn bộ số tiền ăn trộm từ Humbert rồi bỏ đi theo một người đàn ông khác với những hứa hẹn ảo tưởng về tương lai. Sau đó rất lâu, Humbert đã gặp lại Lolita, nhưng giờ đây cô đã lập gia đình với một thanh niên nghèo, đang mang thai và cơ thể tàn tạ vì suy dinh dưỡng,…Nhà văn Nabokov kết thúc tác phẩm bằng sự ra đi của giáo sư Humbert do nghẽn động mạch vành trong tù và Lolita khi sinh con vì cơ thể ốm yếu.

“Lolita” như một lời thú tội khẩn thiết, được thuật lại bằng lời của Humbert – nhân vật chính của câu chuyện, một gã đàn ông trung niên xuất thân từ lục địa già, đã bảo vệ xong luận án Tiến sĩ, thường xuyên có bài viết được đăng tải trên các tờ báo khoa học, được các trường đại học mời về giảng dạy, thừa kế một khoản tiền kếch xù từ một người họ hàng ở Mỹ. Nhưng chẳng mất ai biết được rằng ông ta mắc chứng say mê các “Tiểu nữ thần”, cái chứng bệnh tội lỗi mà Humbert phải cố gắng đè nén hàng ngày, nhưng càng đè nén thì lại càng phồng rộp lên, nhức nhối.

lolita 3

Còn với Lolita, Humbert là một chỗ dựa tinh thần trong quãng đời nổi loạn, bất cần nhất. Một người đàn ông luôn chấp nhận những trò nghịch ngợm, những cử chỉ xấu xa mà cô bày ra. Nhưng tệ thay, trái tim của cô không chấp nhận bị ràng buộc, tình yêu mà Humbert trao cho cô giống như một gánh nặng mà cô bé 12 tuổi không thể nào hiểu hết được. Cô muốn được phóng khoáng, muốn sở hữu nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Cả Lolita và Humbert đều là những linh hồn tội nghiệp. Họ sở hữu hoài bão về một tình yêu nồng cháy nhưng ý chí lại rẽ hai lối khác nhau. Một kẻ muốn ràng buộc người còn lại vào tình yêu ích kỉ, một người lại muốn tìm kiếm những phóng khoáng và tự do. Cái giả phải trả là những lầm lạc, khổ đau dằn vặt họ trong suốt quãng đời còn lại.

Quả thực đây là một tác phẩm nặng ký. Nặng ký ở vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về ngôn ngữ, về thi ca, về khoa học, về đạo lý. Và nó còn nặng ký ở tư tưởng: đây là một trong 10 tác phẩm văn học gây tranh cãi lớn nhất trên thế giới, bị cấm xuất bản ở nhiều nước. Vậy nên về nội dung của tác phẩm được bàn cãi rất nhiều về mặt đạo đức, thậm chí còn được cho là ghê tởm, bệnh hoạn. Nhưng những ý kiến đó vẫn không thể chối bỏ được sự khéo léo của tác phẩm về mặt văn chương.

Tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ là và phong phú, dường như ông rất thích chơi chữ. Lối chơi chữ nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, liên tưởng đa nghĩa, nghĩa lồng trong nghĩa bịa chữ và vô số kiến thức văn học, triết học và sử học núp bóng ẩn dụ,…để miêu tả trọn vẹn tình yêu ngang trái của gã đàn ông trung niên bệnh hoạn và “tiểu nữ thần” đầy kì lạ. Trong lúc đọc sách, sẽ xuất hiện những từ nên tra từ điển, nhưng độc giả vẫn không thể rời khỏi câu chuyện. Về mặt kĩ thuật, tác giả sử dụng ngôn ngữ khéo léo, thông minh và sự tài tình.

lolita 2

“Lolita” là tác phẩm thể hiện sự xung đột giữa hai giá trị: đạo đức và cái đẹp. Muốn hưởng thụ cái đẹp thì phải từ bỏ đạo đức. Muốn giữ lấy đạo đức thì phải từ biệt cái đẹp. Cô bé Lolita chính là biểu tượng của cái đẹp, một cái đẹp mang tính xuất chúng, “yêu tinh”, và Humbert chính là điển hình của một con người phàm trần đáng thương, đã từ bỏ đạo đức và thiêu rụi cả tâm hồn mình để hưởng thụ cái đẹp lộng lẫy nhất đời của ông – Lolita

“Lolita” viết về một thực trạng luôn tồn tại trong cuộc sống này. Mọi tội ác sẽ xảy ra khi mà những đứa con trở nên ngang ngạnh, những người mẹ trở nên ích kỷ, những người đàn ông đạo mạo quỷ ám, hổn hển sống vờn vây bên cạnh gia đình. Sau khi đọc “Lolita”, chắc hẳn sẽ có nhiều độc giả có thể sẽ lại thầm ước, giá như xã hội có sự quan tâm đúng mực hơn về việc giáo dục con cái họ và xây dựng nên hệ thống giáo dục kiện toàn hơn để bảo vệ những đứa trẻ thiên thần bé bỏng.

Mặc dù gây tranh cãi rất kịch liệt nhưng không thể phủ nhận “Lolita” là một tác phẩm rất tuyệt vời. Nếu bạn muốn tìm đến cuốn sách này, nếu bạn muốn tìm đến “Lolita”, hãy chắc chắn rằng bạn đã có đủ dũng khí. “Lolita” quả thực nhiều hơn thế, nhiều hơn hẳn lời đồn về một câu chuyện ấu dâm. Cuốn tiểu thuyết sẽ xoáy sâu vào tâm hồn bạn, sẽ làm bạn hứng thú như đang chơi trò tìm trứng Phục Sinh, rồi sẽ làm bạn phải ngỡ ngàng lặng thinh trước những trái trái bí ẩn mà bạn tìm được.

Xem thêm: [Góc review sách] Cây cam ngọt của tôi - Khi trẻ thơ mang trong mình những nỗi đau của người lớn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận