[Góc review sách] Socrates in love - Dạy người trẻ cách sống trọn vẹn đến hơi thở cuối cùng

Socrates in love – Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới là tiếng gọi yêu đời, yêu sống tới cuồng nhiệt của những con người dám sống và yêu hết mình.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 15/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước hết, cần phải khẳng định rằng Socrates in love thật sự là một tác phẩm viết về tình yêu thuần túy. Thứ tình yêu tuổi trẻ, tuổi học trò với đủ đầy những cung bậc cảm xúc ngây ngô, vụng dại, đam mê, sợ hãi, tò mò cùng cả sự liều lĩnh, sẵn sàng bất chấp tất cả… 

Nhưng đến cuối cùng, câu chuyện tình yêu trong Socrates in love không phải một chuyện tình màu hồng. Bởi Socrates in love là bi kịch tình yêu và bi kịch tuổi trẻ của những dở dang không thành, của những cố gắng đi vào ngõ cụt và của những yêu thương rất nhiều nên khi chia xa, lại càng đau thấu tới tận tâm can. 

Socrates in love day nguo
Socrates in love - Bi kịch tình yêu, bi kịch tuổi trẻ

Đó là câu chuyện đọc để cảm nhận từng đau thương qua mỗi lời văn, câu kể được xuất phát từ một người kể chuyện, xưng “tôi” tự kể lại vết thương cậu từng trải qua. Để độc giả nhận ra, từ ngôi kể thứ nhất ấy, ta như chạm được tới và đau cùng một nỗi đau với chính nhân vật.

Bằng lối kể chuyện liên tục đan xen hai mảng thời gian: thời gian thực tại – thời gian kí ức, tác giả Katayama Kyoichi đã dẫn dắt độc giả lần lượt đi từ không gian này tới không gian kia. Đó là không gian quá khứ, không gian tâm tưởng bàng bạc trải rộng suốt hai năm, từ năm lớp 8 đến năm lớp 10 khi cậu bé Sakumoto nhớ lại những ngày cậu còn ở bên cô bạn gái Aki. 

Không gian đấy kéo dài từ lớp học tới thế giới bên ngoài, từ căn nhà của ông nội Sakumoto tới bệnh viện Aki điều trị. Và không gian trong Socrates in love còn là không gian tâm thức hiện tại, khi Sakumoto co mình lại vào nỗi đau khôn nguôi không dứt ngày Aki không còn trên cõi đời.

Đan xen liên tục hai mảng không gian, thời gian khác nhau, quá khứ êm đềm, tươi đẹp, hồn nhiên, trong sáng bao nhiêu thì hiện tại u ám, buồn thương bấy nhiêu, tác giả đã thực sự tái hiện và khắc sâu nỗi đau của một cá nhân vào trái tim độc giả.

Socrates in love day nguo
Cuốn sách dạy người trẻ cách sống trọn đến hơi thở cuối cùng

Ở Socrates in love, tác giả Katayama Kyoichi còn sử dụng liên tiếp những chi tiết mang tính dự báo trước cho đoạn kết của câu chuyện. Mối tình dở dang giữa ông nội Sakumoto với người tình thời trai trẻ, hai người yêu nhau không đến được với nhau, hẹn ước thời trẻ dở dang đến nỗi, ông đã phải nhờ cậu cháu trai, đi trộm một phần tro cốt của người phụ nữ ông yêu như níu giữ cuối cùng của ông với mối tình khắc cốt ghi tâm. 

Chuyện tình ấy, lần nữa lại ứng nghiệm vào người cháu trai 16 tuổi khi Sakumoto – Aki cũng cách biệt đôi bờ sinh tử và cậu bé, cũng giữ một phần tro cốt Aki như giữ lấy một phần tâm hồn cậu đã mất cùng cái chết của người con gái cậu yêu thương.

Rất nhiều sự kiện vừa mang tính điềm báo, vừa mang tính truyền kiếp, cứ vận vào mỗi con người mà trở thành bi kích kéo dài không dứt. Từ đấy mà trở thành liều thuốc thử đầu tiên của một chàng trai khi phải đối diện trước nghịch cảnh, là vấp ngã đầu đời của một con người trước ngưỡng cửa trưởng thành. 

Bởi thế, bi kịch tình yêu trong Socrates in love còn là bi kịch tuổi trẻ của hai đứa trẻ, một người vĩnh viễn để lại tuổi xuân nơi đất lạnh và một người vĩnh viễn mang theo nỗi đau âm ỉ, dẫu trưởng thành thì đau thương ấy chỉ chìm vào ký ức mà chẳng thể lãng quên. 

“Không phải bởi buồn đau. Mà bởi khi chào từ biệt giấc mơ hạnh phúc để trở về với hiện thực phũ phàng, ở giữa là một vực thẳm khôn cùng, nếu không trào nước mắt thì chẳng có cách nào vượt qua được. Dẫu đến bao nhiêu lần cũng vậy mà thôi.”

Tràn ngập trong tiểu thuyết Socrates in love là những biến thể khác nhau của cái chết. Bóng hình cái chết lẩn khuất trong mọi câu văn, mọi hình ảnh, trong ấn tượng của người còn sống và trong dáng hình người đã khuất. 

Socrates in love day nguo
Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới, tiếng gọi cuộc sống từ sâu thẳm tâm hồn

Nhưng dẫu viết về những bi kịch đau thấu tâm can, dù cảm thức về cái chết vẫn liên tục trở đi trở lại và trở thành một thứ cảm thức ám ảnh, nhức nhối trong Socrates in love thì đến tận cùng, câu chuyện Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới ấy không phải một tác phẩm nhằm hướng người đọc tới sự tuyệt vọng. Mà tác giả Katayama Kyoichi tái hiện bi kịch cái chết để nói về lẽ sống và cách sống ở đời. Sống trọn vẹn từng giây từng phút, sống tận lực tận hiến cho tới khoảnh khắc cuối đời, sống có đam mê, có ước vọng. Sống trong hôm nay và sống trong ngày mai, sống cho bản thân và sống cho cả phần của những người đã khuất.

Đi từ bi thương đến hi vọng, Socrates in love đã vượt qua ranh giới của câu chuyện tình yêu tuổi học trò, mà trở thành câu chuyện của tình yêu cuộc sống như vậy đấy.

Socrates in love – Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới, tên tác phẩm thật sự rất gợi và mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ. Và nếu coi mỗi con người là một tiểu vũ trụ, thì tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới cũng là tiếng gọi tình yêu từ trái tim, tâm hồn vang vọng.

Nhưng dù thế nào, Socrates in love – Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới vẫn là tiếng gọi yêu đời, yêu sống tới cuồng nhiệt của những con người dám sống và yêu hết mình.

Xem thêm: [Góc review sách] Ánh sáng vô hình – Trước cuộc đời vô định vẫn nhìn thấy những tia sáng

Đọc thêm

Cứ nghĩ tài năng thiên phú là một món quà mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Thế nhưng trong Bánh xe số phận, món quà ấy lại trở thành nỗi khổ tâm mà không ai muốn nhận.

[Góc review sách] Bánh Xe Số Phận – Sự kỳ vọng giết chết một con người
0 Bình luận

Cuốn theo chiều gió là một tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ được xuất bản từ năm 1963 do nhà văn Magaret Mitchell chắp bút. Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, tác phẩm với cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu đã khắc họa một cách thành công tâm trạng, tính cách cà số phận của nhiều tầng lớp trong chiến tranh. 

[Góc review sách] Cuốn theo chiều gió - Số phận con người là sợi dây khó điều khiển nhất
0 Bình luận

"Dám bị ghét" là cuốn sách triết học thú vị của tác giả Koga Fumitake, Kishimi Ichiro, với nội dung đơn giản chỉ là làm thế nào để con người có một cuộc sống an yên hạnh phúc.

[Góc review sách] Dám bị ghét: 'Cuộc đời này là của chúng ta, do chúng ta định đoạt nó'
0 Bình luận

Tin liên quan

Sau mỗi trận đòn, cậu bé Zezé hoang mang. “Mẹ ơi đáng lẽ con không nên được sinh ra trên đời này.” Để rồi sau khi chấp nhận, cậu bé chào từ biệt tuổi thơ, chào từ biệt cây cam ngọt của mình.

[Góc review sách] Cây cam ngọt của tôi - Khi trẻ thơ mang trong mình những nỗi đau của người lớn
0 Bình luận

“Rebecca” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Daphne du Maurier. Cuốn sách được xuất bản năm 1938 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

[Góc review sách] Rebecca - Cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về số phận của người phụ nữ
0 Bình luận

"Ánh sáng vô hình" của nhà văn người Mỹ – Anthony Doerr sẽ đưa bạn vào thế giới của trò chơi trốn tìm. Nó sẽ xuất hiện vào lúc ta đang mơ màng, bừng sáng, có thể vụt tắt mà cũng có thể kéo dài mãi mãi.

[Góc review sách] Ánh sáng vô hình – Trước cuộc đời vô định vẫn nhìn thấy những tia sáng
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất