[Góc review sách] Rebecca - Cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về số phận của người phụ nữ

“Rebecca” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Daphne du Maurier. Cuốn sách được xuất bản năm 1938 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 09/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

BBC đã đưa Rebecca vào danh sách top 100 cuốn tiểu thuyết truyền cảm hứng nhất. Đến năm 1940, cuốn sách đã được Alfred Hitchcock chuyển thể thành phim điện ảnh và đã xuất sắc giành được 2 Quả Cầu Vàng. Kể từ khi được xuất bản lần đầu năm 1938 đến nay, Rebecca cũng chưa từng bị đình bản. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của nó đối với khán giả trên toàn thế giới. 

sach-hay-ve-nu-gioi-Rebec
“Rebecca” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Daphne du Maurier

Ấy vậy mà đã có một thời những tác phẩm của Maurier thường bị nhận xét là những cuốn  “tiểu thuyết đàn bà”, “tình ái lãng mạn ”, “giải trí vô nghĩa”… Bỏ qua những lời phán xét phiến diện ấy, Maurier đã cống hiến cho nền văn học thế giới một cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về bổn phận của những người phụ nữ.

Ban đầu Maurier có ý định viết tác phẩm Rebecca theo hướng nghiên cứu về sự ghen tuông của phái nữ. Trong cuốn ghi ghép năm 1991, tác giả có viết về những ý tưởng sơ khai của mình như sau: “Một ngôi nhà đẹp đẽ… một người vợ đầu… ghen tuông… Tôi muốn xây dựng tính cách của người vợ đầu tiên trong tâm trí của người vợ thứ hai… Cho đến khi người vợ thứ hai bị ám ảnh ngày đêm…”. 

Nữ chính là một người tháp tùng/một người bạn đồng hành được trả phí cho một quý bà người Mỹ giàu có đi nghỉ ở Monte Carlo. Tại đây cô tình cờ quen biết Maxim de Winter - một quý ông người Anh đã có một đời vợ. Họ yêu nhau, kết hôn, rồi chuyển về sống tại dinh thự Manderkey. Và những bi kịch từ đó cũng bắt đầu...

sach-hay-ve-nu-gioi-Rebec
Cuốn tiểu thuyết từng được chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 1940

Ngay từ đầu trong thời gian quen biết và hẹn hò, nữ chính luôn được khen là cô gái có cái tên đẹp. Thế nhưng ngay cả khi đọc hết 500 trang đầu tiên của cuốn sách, độc giả vẫn không hề hay biết cô gái có tên là gì.

Không chỉ giấu nhẹm đi tên gọi, ngay cả tuổi của cô gái tác giả cũng không cho biết. Người đọc chỉ biết rằng đó là một cô gái còn rất trẻ, bằng một nửa tuổi của ông Winter, cô ngây thơ, có phần nhút nhát và thiếu kinh nghiệm sống.

Cô gái nhanh chóng rơi vào lưới tình của người đàn ông giàu có, lạnh lùng, khó nắm bắt, và hiển nhiên trở thành người đàn bà thứ 2 trong cuộc đời ông. Cuốn tiểu thuyết mang tên Rebecce - đây chính là tên người vợ cả của ông Winter. Thật là nực cười đúng không? Khi cuốn tiểu thuyết lại lấy tên của một nhân vật không phải là nhân vật chính, đã thế lại còn là nhân vật đã chết.

Du Maurier đã khéo léo dùng rất nhiều mô típ để tạo dựng nên những diễn biến căng thẳng về mặt tâm lý giữa người vợ thứ nhất và thứ hai. Nữ nhân vật chính được đưa về tòa dinh thự Manderley. Nơi mà mọi người đều ca tụng và muốn được một lần sống ở đó mà không hề biết điều gì chờ đợi mình. Manderley hiện diện sừng sững như một thế lực tinh thần bị bao phủ bởi ký ức của người vợ đầu đã khuất.

Maurier đã khai thác triệt để mọi ngóc ngách tâm lý của nữ giới mà hiếm có nhà văn nào khám phá được. Đó chính là cái cảm giác thua kém và ghen tỵ của nữ giới, cái cảm giác dù mình có cố gắng thế nào cũng mãi mãi không thể sánh được với bà cũ chủ thanh lịch của dinh thự Manderley. 

Ở Rebecca, đáp ứng bổn phận nữ giới được đặt ra một cách khắt khe và đầy ám ảnh. Nhưng sự tài tình của Maurier lại nằm ở chỗ, bà khéo léo lật ngược thế cờ khi dần hé lộ sự thật. Biết đâu, chính người vợ đầu Rebecca lại là một kẻ xảo trá, gian dâm, nổi loạn và chống đối khiến cho người chồng không thể chịu đựng nổi.

sach-hay-ve-nu-gioi-Rebec
Ở Rebecca, đáp ứng bổn phận nữ giới được đặt ra một cách khắt khe và đầy ám ảnh

Rebecca là một tiểu thuyết nữ quyền, thách thức lại cách nhìn truyền thống không chỉ về vai trò bổn phận áp đặt lên người nữ, mà còn muốn làm tan rã rồi dẫn đến sụp đổ mối quan hệ quyền lực mà người đàn ông áp đặt lên người phụ nữ. 

Ngay từ đầu, Maxim de Winter đã hiện rõ là một người đàn ông gia trưởng, không kiểm soát được sự giận dữ, luôn yêu cầu vợ phải hành xử theo cách mà mình muốn, Winter không chấp nhận dù hành vi nhỏ về sự tự cường của nữ giới. Luôn nắm giữ tài sản và quyền lực tuyệt đối, nữ nhân vật chính như một con rối do người chồng điều khiển. Và người vợ đầu cũng không thoát khỏi bi kịch trên.

Thật khó để lý giải sức hút của tiểu thuyết Rebecca. Nó không chỉ đơn thuần là tiểu thuyết ghen tuông đàn bà, nó đẩy sự ghen tỵ lên mức ám ảnh; không đơn giản một chiều, nó khéo léo tạo ra những tiền giả định rồi chơi đùa với chúng trong tâm thức độc giả. Không chỉ là tiểu thuyết tình ái, nó còn chất vấn về cả nam quyền và nữ quyền. 

Tâm lý, cân não, tình ái, nữ quyền, ở Rebecca chẳng thiếu thứ gì. Nó là một sự hòa trộn đến kinh ngạc kỹ năng viết lách của tác giả bằng những thủ pháp xây dựng các nút thắt và giải quyết chúng đầy giật gân.

Xem thêm: [Góc review sách] Cây cam ngọt của tôi - Khi trẻ thơ mang trong mình những nỗi đau của người lớn

Đọc thêm

Cuốn theo chiều gió là một tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ được xuất bản từ năm 1963 do nhà văn Magaret Mitchell chắp bút. Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, tác phẩm với cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu đã khắc họa một cách thành công tâm trạng, tính cách cà số phận của nhiều tầng lớp trong chiến tranh. 

[Góc review sách] Cuốn theo chiều gió - Số phận con người là sợi dây khó điều khiển nhất
0 Bình luận

"Dám bị ghét" là cuốn sách triết học thú vị của tác giả Koga Fumitake, Kishimi Ichiro, với nội dung đơn giản chỉ là làm thế nào để con người có một cuộc sống an yên hạnh phúc.

[Góc review sách] Dám bị ghét: 'Cuộc đời này là của chúng ta, do chúng ta định đoạt nó'
0 Bình luận

Tuổi trẻ là những năm tháng lao đầu về phía trước chẳng quản ngại khó khăn, là những khi nước mắt rơi trong tĩnh lặng vì những nỗi đau đã vượt quá sức chịu đựng của trái tim. Bạn đã từng có những năm tháng oanh liệt như vậy? “Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng” sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình trưởng thành của bản thân mình.

[Góc review sách] Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng - Một chút êm ả giữa thế gian vội vã
0 Bình luận

Tin liên quan

Sau mỗi trận đòn, cậu bé Zezé hoang mang. “Mẹ ơi đáng lẽ con không nên được sinh ra trên đời này.” Để rồi sau khi chấp nhận, cậu bé chào từ biệt tuổi thơ, chào từ biệt cây cam ngọt của mình.

[Góc review sách] Cây cam ngọt của tôi - Khi trẻ thơ mang trong mình những nỗi đau của người lớn
0 Bình luận

“Tại sao thầy bói nói đúng” là cuốn sách của Richard Wiseman – Một Giáo sư Tâm lý học người Anh. Ông đã dành “nhiều đêm không ngủ ở những lâu đài ma ám” và có niềm đam mê mãnh liệt với những điều huyền bí.

[Góc review sách] Tại sao thầy bói nói đúng – Đằng sau hiện tượng tâm linh “ảo diệu” là những lý giải khoa học về tâm lý con người
0 Bình luận

"Giá trị của sự tử tế" là một cuốn sách của tác giả Piero Ferrucci mang đến cho con người một cái nhìn mới về khả năng chữa lành những tổn thương và vươn lên một cuộc sống hạnh phúc của con người.

[Góc review sách] Giá trị của sự tử tế - Chữa lành những tổn thương của con người
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất