Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhân duyên với đạo Phật
Câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn luôn thu hút được sự quan tâm của các tín đồ theo Đạo Phật. Trải qua hành trình tìm kiếm sự giác ngộ đầy khó khăn và gian khổ, cuối cùng ngài cũng tìm được chân lý của vũ trụ và truyền bá được Phật pháp tới chúng sinh.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Tại vương quốc Ca Tỳ La Vệ, ngày nay chính là nước Nepal, vào thế kỷ thứ 6 TCN, hoàng hậu Ma Da là vợ của vua Tịnh Phạn khi ấy sắp tới ngày hạ sinh đứa con đầu lòng đã mơ thấy một giấc mơ đặc biệt.
Trong mơ bà nhìn thấy rõ ràng có một luồng ánh sáng trắng kỳ diệu chiếu rọi vào bà, trong ánh sáng đó có xuất hiện của một con voi trắng vô cùng thanh khiết với 6 chiếc ngà. Con voi bước đến gần rồi hòa tan vào cơ thể bà. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc, bà đã kể lại giấc mơ này cho nhà vua. Nhà vua ngay lập trức triệu hồi các nhà hiền triết, họ cho rằng đó chính là điểm báo hoàng hậu sẽ sinh ra một vĩ nhân.
Nhà vua nghe xong vô cùng kinh nhạc. Theo tục lệ thời bấy giờ, hoàng hậu Ma Da sẽ di chuyển đến nhà mẹ đẻ để sinh nở. Đó là một ngày trăng tròn theo lịch của Ấn Độ. Khi dừng chân để nghỉ ngơi tại vườn Tỳ Ni, bà bất chợt trở dạ và hạ sinh hoàng tử Ca Tỳ La Vệ.
Một cơn mưa nhẹ đã đến gội rửa cho đứa trẻ và người mẹ. Cùng ngày đó, 7 sinh mệnh khác cũng được ra đời lần lượt là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La, con ngựa Kiền Trắc, Người đánh xe ngựa Sa Nặc, con voi Kaludayi và 7 kho báu vô chủ.
Vị hoàng tử nhỏ được đưa về kinh thành ngay đêm hôm đó. 5 năm sau, hoàng tử được đặt tên là Tất Đạt Đa, nghĩa là người mà sẽ đạt được mục đích của mình. Rất nhiều nhà thông thái thời bấy giờ đã đến gặp mặt và cầu chúc cho vị hoàng tử nhỏ. Trong đó có A Tư Đà, vốn là thầy dạy học cũ của nhà vua và là một người tu hành đã gặt hái được nhiều thành tựu.
Nhà vua cảm thấy rất vinh dự bởi chuyến viếng thăm của đạo sĩ A Tư Đà, nên cho người mang đứa trẻ đến bên vị đạo sĩ để đứa bé tỏ lòng tôn kính với ông. Ngay lập tức, A Tư Đà đứng dậy, ông nhận ra những đường nét siêu thường trên cơ thể hoàng tử báo hiệu một khuynh hướng tâm linh và tôn giáo và sự vĩ đại trong tương lai của vị hoàng tử mới sinh.
Nhân duyên với con đường tu hành
Sau khi hạ sinh hoàng tử được 7 ngày, Hoàng hậu Ma Da bỗng đột ngột qua đời, để lại vị trí của bà cho em gái là Kiều Đàm Di. Người này đã nuôi nấng hoàng tử trong tình yêu thương chăm sóc hết mực. Khi Tất Đạt Đa tròn 12 tuổi, nhà vua đã gọi các nhà hiền triết đến để dự đoán tương lai của thái tử. Họ đều nói rằng thái tử Tấy Đạt Đa sau này sẽ đi theo con đường tu hành khổ hạnh.
Nhà vua nghe xong không hài lòng, ngài hoàn toàn không muốn con mình trở thành nhà tu hành như vậy. Ông muốn hoàng tử phải nối ngôi để trị vì vương quốc này như một vị minh quân. Ông bèn cho canh gác cung điện nghiêm ngặt và ra lệnh không được phép dùng từ "khổ" hoặc "chết" trong cung. Để không tạo cho hoàng tử một khái niệm nào về sự đau khổ cõi trần thế.
Ông không cho phép hoàng tử tiếp xúc với những thứ gợi đến việc tu hành. Do đó, hoàng tử chỉ biết hưởng thụ cuộc sống trong xa hoa phú quý. Hoàng tử lớn lên trở thàn một người đàn ông mạnh mẽ, có đầy đủ các kỹ năng để chiến đấu. Sau đó ngài kết hôn vơi công chúa nước láng giềng là Da Du Đà La vào năm 16 tuổi (người sinh cùng ngàu với hoàng tử).
Con người gắng sắp đặt mọi thứ, nhưng cuối cùng lại thua cách sắp xếp của trời cao. Đó là điều mà chúng ta nhìn thấy ở cuộc đời Đức Phật. Mặc dù vua cha đã an bài cho ngài một cuộc sống với gia đình và vương quốc, nhưng cuối cùng ngài vẫn đi theo con đường tu hành khổ hạnh.
Ở cuộc sống hoàng cung nhung lụa, Tất Đạt Đa bắt đầu có những mong ước được khám phá thế giới bên ngoài. Người đã quyết định có một chuyến đi vi hành, thăm thú vương quốc và thần dân của mình.
Không có lý do để ngăn cản một nguyện vọng chính đáng này, nhà vua đành chấp thuận và cố gắp sắp xếp mọi thứ được chu toàn nhất. Ông cẩn thận lên kế hoạch cho chuyến đi và trang hoàng mọi thứ trên lộ trình mà hoàng tử sẽ đi qua để hoàn tử trẻ thấy được cuộc sống xung quanh là hạnh phúc và đẹp đẽ. Những cảnh tượng xấu hoặc buồn khổ sẽ được ngăn không cho hoàng tử nhìn thấy. Nhưng tất cả sự sắp đặt này của của nhà vua đều không thành công khi hoàng tử đi du ngoạn với người đánh xe ngựa Sa Nặc (người sinh cùng ngày với Tất Đạt Đa).
Khi đi du ngoạn đến một thị trấn nhỏ, Tất Đạt Đa nhìn thấy khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn của một ông già. Đó chính là dấu hiệu của Lão mà các nhà tiên tri đã dự đoán. Rồi cậu lại nhìn thấy một người đàn ông đang ho, đó chính là dấu hiệu của Bệnh. Cuối cùng hoàng tử bắt gặp một đám tang ở bên bờ sông, đó là dấu hiệu của Tử. Sau đó hoàng tử đã gặp một nhà tu hành khổ hạnh - người đã từ bỏ tất cả các niềm vui thế tục để đạt được sự an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng.
Sự an lạc từ bi trên gương mặt của nhà sư đã gây ấn tượng mạnh cho Tất Đạt Đa. Người hỏi Sa Nặc ý nghĩa của tất cả những thứ này. Người đánh xe ngựa kể cho hoàng tử nghe về hiện thực của cuộc sống mà đáng ra nên được biết từ lâu.
Sau khi trở về hoàng cung, Tất Đạt Đa đã xin phép vua cha cho rời cung điện và trở thành một nhà sư khất thực để tìm kiếm chân lý của cuộc đời. Nhà vua Tịnh Phạn cảm thấy rất thất vọng, những gì ông trù tính rốt cuộc cũng không thành công. Nhà vua bèn sai binh lính tăng cường phòng ngự nghiêm ngặt xung quanh cung điện, đồng thời tổ chức thêm nhiều thú vui để níu chân hoàng tử. Đúng lúc này, công chúa Da Du Đà La đã sinh hạ người con đầu tiên mà cậu đặt tên là La Hầu La, nghĩa là “sự ràng buộc.”
Tất Đạt Đa thấy cuộc sống nhung lụa là vô nghĩa đối với mình, cuối cùng hoàng tử đã quyết định bỏ trốn trên con ngựa Kiền Trắc với sự giúp đỡ của người thầy Sắc Na. Hoàng tử đã thức dậy trong đêm, nhìn vợ con lần cuối, rồi lên ngựa phóng đi. Trước cổng thành, hoàng tử cắt đi mái tóc dày và giao lại chiếc áo choàng hoàng tử cho Sắc Na.
Sau khi rời khỏi cung điện, Tất Đạt Đa đi đến Vương Xá Thành, kinh đô của nước Ma Kiệt Đà thời Ấn Độ cổ, người đã gặp được một số vị sư đang thiền định trong các hang động trên núi. Hoàng tử trở thành đồ đệ của nhà tu hành A La La Ca Lam và tiếp tục theo học thêm một nhà tu ẩn dật tên là Ưu Đà La La Ma Tử.
Tuy nhiên, sau một thời gian, người nhận ra rằng không thể tiến bộ thêm nữa. Do đó, Tất Đạt Đa cùng với năm nhà tu hành khác đến rừng Benares để tu luyện bằng cách hành xác, ăn cực ít và trải nghiệm sự khắc khổ. Từ đó trở đi, người ta bắt đầu gọi hoàng tử Tất Đạt Đa dưới cái tên Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là “nhà hiền triết của dòng họ Thích Ca”. Sau khi tu luyện như vậy được sáu năm, Thích Ca Mâu Ni phát hiện ra rằng ông chưa đạt được sự giác ngộ nhưng thân thể thường nhân của ông đã trở nên vô cùng suy kiệt.
Vào một ngày khi đang thiền định, ông nghe thấy cuộc trò chuyện giữa hai nhạc công trên một con thuyền. Người nhạc công nói với học trò của mình rằng, các sợi dây của đàn nguyệt không nên quá căng hoặc quá chùng. Nếu dây được kéo quá căng, chúng sẽ đứt; còn nếu được kéo quá trùng, âm thanh phát ra sẽ không đúng nữa.
Ngay khi nghe được điều này, Thích Ca Mâu Ni chợt giác ngộ ra được đạo lý trung dung, sau đó ông rời đi để tản bộ. Trên đường đi, ông gặp một cô thôn nữ tên là Sujata, cô tỏ ý muốn bố thí bánh gạo cho Thích Ca Mâu Ni. Truyền thuyết kể lại rằng thân thể của Thích Ca Mâu Ni từ suy kiệt đã trở về bình thường ngay sau khi ăn chiếc bánh đó.
Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày dưới gốc cây bồ đề
Tất Đạt Đa quyết định ngồi dưới cội Bồ Đề trong rừng Urvela và nguyện sẽ không ra khỏi trạng thái thiền định nếu không đạt được sự giác ngộ. Ông đã đối mặt với sự quấy rối từ con quỷ Mara, nó dùng trăm mưu nghìn kế để quấy nhiễu ông nhưng không thể nào xoay chuyển được ý chí kiên định của ông.
Khi chứng kiến việc Thích Ca Mâu Ni đột phá khỏi sự kiềm tỏa của ham muốn và ràng buộc, Mara cực kỳ phẫn nộ, nó đem theo hàng ngàn ma quỷ có vũ khí đến để tấn công Thích Ca Mâu Ni, nhưng Ngài vẫn giữ nguyên trạng thái bất động.
Sau khi bị đánh bại, Mara đã mỉa mai ông và nói rằng mặc dù ông đã chiến thắng, nhưng sẽ không có ai chứng kiến được điều này. Thích Ca Mâu Ni chạm tay xuống mặt đất, ám chỉ rằng đất sẽ là vật chứng kiến.
Mặt đất bất giác rung chuyển như để đáp lại rằng nó sẽ chứng kiến cho sự vinh diệu của Thích Ca Mâu Ni. Từ khoảnh khắc đó, Thích Ca Mâu Ni tiếp tục quá trình thiền định của ông và cuối cùng đã đạt được sự giác ngộ, ông đã đạt đến cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề.
Ngay sau khi chứng đắc quả vị Phật, ông bắt đầu sứ mệnh tiền định của mình là truyền rộng Phật Pháp, cứu độ chúng sinh. Thích Ca Mâu Ni đã giảng bài Pháp đầu tiên cho năm nhà tu hành ở Benares. Dần dần, số lượng các đồ đệ của ông đã lên đến con số 80.000.
Khi vua Tịnh Phạn biết được rằng con trai ông đã trở thành một vị Phật, ông đã cho mời Thích Ca Mâu Ni vào cung và quở trách việc ông đã đi xin ăn trong khi ông có đủ tiền để nuôi hàng nghìn tín đồ. Thích Ca Mâu Ni giải thích cho cha rằng đó là một yêu cầu của hệ thống tu luyện của ông.
Trong thời gian này, người em trai cùng cha khác mẹ của Thích Ca Mâu Ni là A Nan Đà, người sẽ được phong làm hoàng thái tử và có đính ước với công chúa Tôn Đà Lị cũng quyết định bước chân vào con đường tu luyện và trở thành đồ đệ của Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, con trai của Thích Ca Mâu Ni là La Hầu La và vợ cũng đã trở thành đồ đệ của ông.
Tuy nhiên, Đề Bà Đạt Đa - anh họ của Thích Ca Mâu Ni, đã cố gắng sát hại ông rất nhiều lần vì lòng ghen tỵ, nhưng Đức Phật đều tha thứ cho ông với lòng từ bi của mình. Tướng cướp Vô Não cũng đã cố gắng sát hại ông nhưng cuối cùng lòng từ bi của ông đã hóa giải tất cả, khiến tướng cướp quy phục và trở thành đồ đệ của ông.
Chúng ta thấy một chân lý qua câu chuyện: Lòng từ bi của Phật có thể hóa giải tất cả. Vào đêm trăng tròn đúng tháng sinh của mình, năm 483 TCN, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy đệ tử lần cuối trước khi nhập Niết Bàn.
7 lời Phật dạy những người hay phiền muộn nên khắc cốt ghi tâm
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận