Chú Dược Sư là gì và trì tụng Chú Dược Sư tại nhà được không?

Trì tụng Chú Dược Sư giúp tiêu tan bệnh tật, sống an lành, khỏe mạnh. Để có tác dụng hiệu quả nhất, trì tụng Chú Dược Sư tối thiểu 108 lần mỗi ngày.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chú Dược Sư là gì?

Trước khi giải nghĩa về Chú Dược Sư, chúng ta tìm hiểu về Phật Dược Sư. Theo Wiki, Phật Dược Sư là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Như Lai, Phật Đạt Y Vương, Vương Thiên Đạo do bổn nguyện của Ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sanh. Chính vì vậy nên còn có tên khác là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của quả Phật ngự ở cõi phía đông (cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của bị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh, tay mặt giữa Ấn thí nghiệm.

Được biết, Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó, Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ có bản chữ Hán và Tây Tạng có ghi chép về 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sanh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương. Ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng và Việt Nam, Phật dược sư được thờ tụng rộng rãi.

chu-duoc-su-la-gi-0
Chú Dược Sư theo tiếng Phạn

12 lời nguyện của Phật Dược Sư được dịch ra tiếng Việt là:

- Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.

- Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.

- Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.

- Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.

- Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.

- Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.

- Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.

- Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.

- Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về Chánh Đạo.

- Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.

- Đem thức ăn cho người đói khát.

- Đem áo quần cho người rét mướt.

Như đã chia sẻ, bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trong bệnh phiền não về thân và tâm cho chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên được gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Theo giải nghĩa, Dược Sư có nghĩa đen là thuốc chữa bệnh, còn Lưu Ly có nghĩa là một loại ngọc màu xanh trong suốt, Quang là ánh sáng. Lưu Ly Quang là ánh sáng xanh ngọc của ngọc lưu ly. Phật Dược Sư là người hiểu biết, thông suốt các loại y thuật trên thế gian. Ngài có thể chữa được tất cả các bệnh của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si, phiền não gây ra.

chu-duoc-su-la-gi
Chúng sinh kiên trì trì tụng Chú Dược Sư sẽ giúp tiêu trừ mọi bệnh tật, đạt được sở nguyện. 

Ánh sáng của Phật Dược Sư có thể chiếu đến những nơi tăm tối nhất của chúng sanh, đem lại lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ của chúng sanh, hướng chúng sanh đến sự giác ngộ, giải thoát.

Khi trì tụng Chú Dược Sư, Phật tử sẽ được ánh sáng trí tuệ trong suốt như ngọc lưu ly của Ngài soi tỏ. Lúc này, Phật tử sẽ thấy tấm lòng rộng mở, không cần tham sân si vô độ. Đồng thời sẽ phát khởi lòng từ bi yêu mến hết thảy mọi người, mọi việc dù là tốt hay bất lợi cho bản thân.

Những người mắc lỗi lầm, trì tụng Chú Dược Sư sẽ giúp được chuyển hóa, phát nguyện sống đạo đức, nghiêm khắc tu hành, thành tựu giải thoát, bù đắp tội lỗi. Nếu thân phụ nữ khi tụng Chú Dược Sư, Phật Dược Sư sẽ chỉ đường dẫn lối cho chị em tu hành, giảm đi sự yếu đuối trong tính nữ, mạnh mẽ độc lập, thông suốt, bớt những khổ đau hơn.

Với những người nghèo khổ, trì tụng Chú Dược Sư sẽ được Ngài cứu độ, giúp đỡ những đồ dùng cần thiết. Đồng thời họ cũng trở nên minh mẫn trí tuệ hơn, hiểu cái gì là đủ để hạnh phúc, không cưỡng cầu.

Với những người bị bệnh tật sắp không qua khoi, tụng Chú Dược Sư sẽ được Ngài hóa những khổ đau trên thân thể để trở nên nhẹ nhàng hơn, chấp nhận rời bỏ cuộc đời một cách thoải mái, không vướng bận. 

Chúng sinh kiên trì trì tụng Chú Dược Sư sẽ giúp tiêu trừ mọi bệnh tật, đạt được sở nguyện. 

Trì tụng Chú Dược Sư tại nhà được không?

Theo giáo lý nhà Phật, Chú Dược Sư có thể được trì tụng ngay tại nhà của các Phật tử. Bất kể già, trẻ, nam, nữ, các thành viên trong gia đình đều có thể trì tụng Chú Dược Sư.

Phật tử trì tụng Chú Dược Sư phải xây dựng niềm tin chân chính, tỉnh thức ngày đêm trong mọi tư thế và hành vi. Tôn thờ tôn tượng Đức Phật Dược Sư, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm trong, cung kính đảnh lễ, cúng dường hương nhạc, hoa quả, đốt đèn... 

Các Phật tử trì tụng Chú Dược Sư bằng thái độ suy nghiệm và ứng dụng, từ bảy ngày đến bảy tuần, với lòng thành thì các nguyện ước chân chính đạt được thành tựu viên mãn. Bên cạnh đó, Phật tử tu tập cũng phải sống đời đạo đức, giữ gìn giới hạnh, phát triển chính kiến, trau dồi khiêm tốn, kết giao bạn lành, tán dương người thiện, tùy hỷ bao dung, không khen mình chê người, từ bỏ tham lam, keo kiệt siêng năng bố thí, cúng dường, giúp người cần giúp.

chu-duoc-su-la-gi-7
Có thể trì tụng Chú Dược Sư tại nhà

Phật tử trì tụng cũng phải có thân tâm hoan hỷ, an lạc, không để sân hận, buồn lo chi phối, đem lòng thương xót muôn loài, phóng sinh giúp vật, phát triển từ bi, giữ lòng buông xả, rộng lượng, tha thứ. Hiểu biết, cảm thông, hòa hợp với mọi người, làm chủ các giác quan, nhất là Thân - Khẩu - Ý.

Trước khi tiến hành trì tụng Chú Dược Sư tại nhà, Phật tử nên rửa tay súc miệng, y phục cần trang nghiêm, tốt nhất nên mặc đồ lam. Tư thế ngồi hoặc đứng phải ngay thẳng, cũng như khi quỳ phải thật đoan nghiêm. Âm thanh khi trì tụng phải vừa đủ nghe, điều cốt lõi là dùng tâm để cảm nhận, khi lời dụng và tâm hợp nhất thì Chú mới có tác dụng tốt nhất.

Dù Phật tử là nam, nữ, già hay trẻ thì hãy nên nhớ rằng, trì tụng thôi chưa đủ mà phải tu. Nếu chỉ tụng cho thì khác nào "cưỡi ngựa xem hoa", việc gì không xuất phát từ tâm sẽ không thu được quả ngọt.

Trì tụng Chú Dược Sư tại cần thực hiện đầy đủ 4 bước:

- Tịnh Pháp giới và lập ba đàn

- Nguyện hương

- Trì chú - Sám hối

- Hồi Hướng công đức

Nếu trong trường hợp hành trì nhiều chú một lúc thì có đọc tịnh pháp giới chân ngôn, tịnh tam nghiệp chân ngôn, nguyện hương và hồi hướng một lần duy nhất. Còn phần trì chú thì đọc liên tục các chú hoặc hành trì riêng biệt từng chú đủ bốn bước. Tùy thời gian Phật tử có thể sắp xếp hoặc theo thói quen để làm sao cho mình thuận lợi, an lạc nhất.

Các bước trì tụng Chú Dược Sư

Tối thiểu 108 lần mỗi ngày, nếu có thể sáng 108 lần, tối 108 lần.

1. Tịnh Pháp giới và lập Ba Đàn

Tịnh Pháp giới Chân ngôn: Úm! Phạ Nhật ra đà đà đổ một (7-21 lần)

Thanh Tịnh Chân ngôn: Úm lam xóa ha. (7-21 lần)

Phóng Diệm Khẩu Ba Đàn Chân ngôn: Úm! Hạ Hùm. (7-21 lần)

2.  Nguyện hương

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ Đạo

Theo Tự tánh làm lành

Cùng Pháp giới Chúng sinh

Đồng tròn thành Phật Đạo.

Nếu không trì tụng trước bàn thờ, không đốt nhang thì có thể miễn phần này. Đọc phần dưới đây:

Nguyện Hương:

Hương Giới, Hương Huệ và Định Hương

Giải thoát, giải thoát Thấy Biết Hương

Nam mô sáng trong mây đài Thấy Pháp Giới

Cúng dường Vô Thượng Phật mười phương.

chu-duoc-su-la-gi-4

3. Bài tán Phật

Ta Bà cảnh giới thật mong manh

Vì để giúp đời, nói Pháp kinh

Bảy Phật Dược Sư diệt tội chướng

Mười hai nguyện lớn cứu quần sanh

Ba ngàn hóa Phật đồng gia hộ

Tám vị Bồ Tát chứng lòng thành

Giải kết tiêu tai tăng phúc thọ

Phúc duyên lợi lạc, sống an lành.

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! (3 lần)

4. Chú Dược Sư 108 lần

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHÂN NGÔN: 

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án! Bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã tam một yết đế tóa ha.

(Đọc từ Nam mô Bạc già…đến…tóa ha 108 lần).

Giải kết giải kết giải oan kết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính

Quỳ trước Phật đài cầu xin giải oan nghiệt

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật!

Tiêu tai tăng thọ Dược Sư Phật!

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật!

Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật!

(Đọc 3 lần từ Giải kết…đến …. Dược Sư Phật).

Ngoài ra, trường hợp thời gian bức bách không thể tập trung để đọc chú được thì có thể niệm danh hiệu Dược Sư cũng có đồng tác dụng: Nam mô Dược Sư Phật! (1080 lần hay nhiều hơn càng tốt).

5. Hồi hướng

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phúc huệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Cùng nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng  An lạc

Oan gia về Niết Bàn

Cùng Pháp giới chúng sinh

Đồng trọn thành Phật Đạo.

Tu theo Pháp môn Dược Sư thì niệm Dược Sư Phật ngày vài ngàn đến vài chục ngàn lần không thể thiếu. Hành trì như thế sau 3 năm sẽ cầu được ước thấy.

Cách thắt chỉ ngũ sắc 

Nếu có việc gì không còn cách cứu giải thì có thể dùng chỉ ngũ sắc đọc tên 12 vị Đại Tướng Dược Xoa và thắt 12 gút. Nhưng trước đó phải trì chú Dược Sư 108 biến trong vòng 7 ngày, sau mới đọc tên và thắt gút. Sau đó mỗi ngày cứ đọc chú Dược Sư hay niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được như ý nguyện.

Mười Hai Đại Tướng Dược Xoa Giúp Phật tuyên dương chỉ ngũ sắc gút tên kia. Tùy nguyện được viên thành phước thọ mãi khang minh:

Cung Tỳ La Đại Tướng

Phạt Chiết La Đại Tướng

Mê Súy La Đại Tướng

An Để La Đại Tướng

Át Nể La Đại Tướng

San Để La Đại Tướng

Nhơn Đạt La Đại Tướng

Ba Di La Đại Tướng

Ma Hổ La Đại Tướng

Chơn Đạt La Đại Tướng

Chiêu Hổ La Đại Tướng

Tỳ Yết La Đại Tướng

Nguyện cầu cho tất cả những người đọc được bài viết này sẽ có nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật đạo!


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất