7 lời Phật dạy những người hay phiền muộn nên khắc cốt ghi tâm

Đức Phật dạy rằng: "Đạo không nằm trên trời, mà đạo nằm ở trong tim", bởi vậy chỉ những người tự nhận thức được về bản thân thì mới có thể thức tỉnh, lãng quên muộn phiền.

Chi Nguyễn
15:28 31/12/2020 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những phiền muộn, buồn bã của con người thường bắt nguồn từ những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, có nỗi buồn chỉ là bất chợt, nhưng cũng có nỗi buồn lại đau thấu lòng đến vài năm, từ lâu đã trở thành điều bình thường trong đời người. Dù vậy, nếu không thể vượt qua được nỗi buồn, một người khó có thể tìm được an yên, thanh thản.

Đức Phật đã dạy: "Đạo không nằm trên trời, mà đạo nằm ở trong tim", bởi vậy chỉ những ai có thể nhận thức được về bản thân mới có thể thức tỉnh, quên đi những muộn phiền, lo lắng, tìm về chốn thanh thản, yên bình. Dưới đây là 7 lời Phật dạy, những người phiền muộn nên 'khắc cốt ghi tâm' để có thể cảm thấy an yên, thanh bình.

Thanh tịnh đến từ trong tâm

Đối với nhiều người, đích đến cuối cùng của cuộc sống cũng chỉ là giúp bản thân được an nhàn hưởng thụ, tâm hồn thư thái. Nhiều người không ngờ rằng, sự thanh tịnh không phải là thứ phải tìm kiếm bên ngoài mà có thể hoàn toàn tự đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm.

Thiền định
Thanh tịnh là điều đến từ trong tâm

Nếu tâm của một người lúc nào cũng đầy ắp tâm tư suy nghĩ, sân si, ganh đua,... người đó khó lòng mà tìm thấy bình yên. Trái lại, nếu người nào có thể gạt bỏ mọi ganh tị, ghen ghét,.. thì có thể dễ dàng tìm được sự thanh bình, và cuộc đời bỗng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.

Giận dữ có thể là cục than hồng làm bỏng người khác, nhưng người đau đầu tiên chính là bản thân mình

Có một câu nói được truyền tai nhau bao lâu nay rằng: "Giận quá mất khôn", ý nói đừng bao giờ nói hay làm điều gì khi đang cảm thấy tức giận. Khi xảy ra chuyện không như ý, có người sẽ tỏ ra cáu gắt với người thân, bạn bè xung quanh, nhưng đâu ngờ đây chính là hành động làm hại tới chính bản thân mình.

Khi ta nóng giận, cáu gắt, suy nghĩ không còn được chín chắn, có thể nói ra những lời nặng nề, xúc phạm tới người khác. Không phải ai cũng có thể chịu được những lời gay gắt, xúc phạm như vậy, và ta sẽ phải chịu hậu quả là đánh mất một người thân thiết.

Suy nghĩ định hình lối sống

Trên thực tế, việc mỗi người suy nghĩ ra sao về bản thân mình có thể gây ảnh hưởng lớn tới lối sống của người ấy. Ta nghĩ ta như thế nào, thì con người ta sẽ như thế, nếu ta nghĩ mình vô dụng thì ta sẽ chẳng làm nên chuyện bởi luôn cho rằng mình không thể làm gì, không còn động lực hành động. Nếu ta nghĩ ta thông minh, sáng suốt thì ta sẽ trở nên thông thái hơn, vì bản thân tự biết cách tạo nên điều đó.

Trong cuộc sống, việc giữ thái độ lạc quan, tích cực là điều cần thiết. Nếu có thể giữ vững tâm trí lạc quan, con người ta có thể biến cả những biến cố, khó khăn trong cuộc đời thành niềm vui riêng.

Biết người, biết ta là giác ngộ

Một trong những bài học sâu sắc nhất mà ai cũng nên biết trong đời là chiến thắng bản thân mình. "Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng", chinh phục tự tâm chính mình là cửa ải lớn nhất mà con người cần vượt qua.

Biết khả năng của ta đến đâu, biết năng lực của người khác ra sao và tìm cách học tập điểm tốt của họ sẽ giúp tâm thanh thản, an yên. Nên tìm hiểu xem bản thân thích gì, giỏi gì,... để có thể thỏa mãn nhu cầu, dần biến đây thành một lối sống lành mạnh, thư thái. 

Gạt bỏ đố kị, học cách ngưỡng mộ

Nếu còn canh cánh trong lòng đố kị, ghen tức thì khó lòng giữ cho tâm trí được thanh thản, an yên, lúc nào cũng cảm thấy phiền muộn, lo lắng. Thay vào đó, mỗi người nên học cách đón nhận thành công của người khác, chuyển thành sự ngưỡng mộ, khâm phục khả năng của họ.

Giữ cho tâm thế bình thản, lấy cái tốt, cái hay của người khác làm gương để phấn đấu, vươn lên. Đố kị có thể khiến con người trở nên biến chất, trở thành người làm những hành động xấu xa mà chính bản thân cũng không thể ngờ được.

Nhân từ với người khác

"Sông có khúc, người có lúc", ta không thể biết khi nào mình sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong đời. Bởi vậy, hãy nuôi dưỡng trong mình một lòng yêu thương người khác, nhân từ với tất thảy những người xung quanh. Nên động lòng trắc ẩn với tất cả tầng lớp, kể cả người giàu cũng như người nghèo, bởi ai cũng mang trong mình một nỗi khổ riêng. Hãy nhẹ nhàng, ân cần với trẻ con, yêu thương, chăm sóc người già, đồng cảm với người cùng khổ và nhân từ, tha thứ cho những kẻ lầm lỗi. 

Mỗi người lại có một nỗi khổ riêng, không có nỗi khổ nào là nhỏ bé hơn nỗi khổ nào. Hãy luôn nhìn đời bằng con mắt nhân từ, trắc ẩn để có cuộc sống an yên, thanh bình.

Tùy duyên

Phật dạy rằng, "vạn sự tùy duyên", mọi chuyện trên đời đều phải xét tới chữ "duyên", dù là gặp gỡ hay chia ly đều là sự đã an bài. Bởi vậy, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, bằng cách này hay cách khác, còn cái gì đã không phải của mình thì sẽ mãi mãi không thuộc về mình.

Vạn sự tùy duyên
Vạn sự tùy duyên, cái gì của mình thì sẽ thuộc về mình

Mỗi người cần học cách chấp nhận, thích nghi với những chuyện xảy ra trong đời, và nhận thức rằng đó là việc sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Nếu muốn nắm bắt, chiếm lấy thứ gì đó, thì hãy để mọi thứ tùy duyên. Đặc biệt là trong chuyện tình yêu, nếu có duyên ắt sẽ gặp, nếu là sự đã được an bài thì sau cùng vẫn sẽ trở về bên nhau.

(t/h)

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận