Màn đấu bút kinh điển giữa phe “chủ chiến” và “chủ hòa” trong cuộc đấu tranh chống Pháp

Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường, người đứng đầu của hai phe “chủ chiến” và “chủ hòa” đã trở thành sự kiện văn học nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp.

Hoa Nguyễn
17:00 21/09/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào giữa thế kỷ 19, khi thực dân Pháp đã xâm chiếm được 3 tỉnh miền Đông nam bộ và bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị ở Sài Gòn, thì Tôn Thọ Tường là một trong những nhà trí thức đầu tiên ra cộng tác với Pháp.Tuy nhiên, hành động này ngay lập tức bị các sĩ phu yêu nước lên án. Sau đó, Tôn Thọ Tường đã làm thơ để tự thanh minh. Ngay sau đó, các nhà nho yêu nước cũng là bạn cũ của họ Tôn, đã làm thơ phản bác łại, lên án họ Tôn quyết liệt nhất là Phan Văn Trị.

Đôi nét về Tôn Thọ Tường

Tôn Thọ Tường (1825 – 1877) là người gốc ở phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (phủ Tân Bình là tên gọi của Sài Gòn thời đó). Gia đình đã bốn đời làm quan cho triều Nguyễn, cha là tuần phủ Tôn Thọ Đức. Tường là con thứ hai nên mọi người gọi là cậu Ba Tường. Ba Tường từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, hay chữ nhưng về độ chơi thì cũng không kém ai.

phe chu chien va phe chu hoa 2

Vào năm 1855, khi vừa đúng 30 tuổi, Ba Tường đi thi Hương và bị trượt. Tuy nhiên, dựa vào thế của gia đình là 4 đời tổ tiên nối tiếp nhau làm quan, cậu Ba ra Thừa Thiên để xin được tập ấm (tức là nhận chức hàm ấm, cũng là một bậc quan). Triều đình cho tập ấm quan võ nhưng cậu Ba phẫn chí không nhận vì ý nguyện của cậu là muốn được tập ấm quan văn.Có một lần, cậu Ba Tường nhận tiền của học trò đi thi để gà hộ bài cho họ. Chuyện vỡ lở, cậu bị bắt, nhưng may mắn là vua Tự Đức khoan hồng không kết tội vì thấy đây là người có tài, hay chữ.

Trở về Sài Gòn, Tường cùng các bạn văn chương sáпg lập Bạch Mai thi xã, tập hợp các văn nhân nổi tiếng nhất của đất Gia Định lúc bấy giờ trong đó có Phan Văn Trị.Khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam bộ nước ta (trong đó có Sài Gòn) thì hầu hết các nhà nho đều đứng lên сһống giặc. Nhưng trong lúc đó, Tôn Thọ Tường lại ra bắt tay với địch (1862) và lãnh chức tri phủ Tân Bình (tương đương với chức đô trưởng Sài Gòn).

Đôi nét về Phan Văn Trị

Phan Văn Trị (1830 – 1910), tại làng Hạnh Thông, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Từ nhỏ, ông học rất giỏi và có tài làm thơ. Năm 1849, lúc mới 19 tuổi, ông đã thi đỗ cử nhân, nên được gọi là Cử Trị. Tuy nhiên, ông chỉ ở nhà dạy học và bốc thuốc chứ không ra làm quan như lẽ thường. Ông cũng là một trong những người sáпg lập ra Bạch Mai thi xã và cùng với Tôn Thọ Tường là đôi bạn thân (Tường lớn hơn ông 5 tuổi).

phe chu chien va phe chu hoa 3

Khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Tôn Thọ Tường ra hợp tác với Pháp nên nhóm Bạch Mai thi xã tan rã. Trong khí đó, Phan Văn Trị chủ trương kiên quyết сһốnɡ Pháp.Sau khi Pháp đánh chiếm luôn ba тỉnh miền Tây nam kỳ (1867), Phan Văn Trị đi An Giang (vùng Bảy Núi), qua Kiên Giang, cuối cùng về ở ẩn tại Phong Điền, Cần Thơ. Trong thời gian này, ông thường hay đi łại với các nhà nho yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt.

Ông mất tại xã Nhơn Ái (Phong Điền) vào năm 1910, thọ 80 tuổi.Trong số sĩ phu dùng thơ văn để cổ vũ tinh thần yêu nước сһống giặc thì Phan Văn Trị đã nổi lên với một tính cách đặc biệt. Thơ của ông hùng dũng, đầy khí phách, lời thơ đậm đà chất trữ tình dân gian, thấm đẫm tình yêu nước thương dân đồng thời đả kích gay gắt bọn bán nước hại dân, tham quan ô lại. Ngoài ra, các cuộc bút chiến của ông với Tôn Thọ Tường cũng rất nổi tiếng. 

10 bài thơ tự thuật của Tôn Thọ Tường

Vì biết rằng các nhà nho yêu nước đều lên án mình nên cậu Ba Tường đã làm 10 bài thơ “Tự thuật” theo thể liên hoàn để biện minh cho hành động của mình. Với nội dung chủ yếu là đề cao sức mạnh của quân xâm lược, khuyên dân ta chớ nên dại dột chọc vào “miệng cọp hàm rồng”, nên biết tùy thời mà xử thế. Những bài thơ này thực chất là thơ kêu gọi dân ta đầu hàng.Ngay sau đó, Phan Văn Trị đã làm 10 bài thơ họa lại, vạch rõ tư tưởng đầu hàng của Tôn Thọ Tường, nêu cao khí phách bất khuất của dân tộc ta, cùng với niềm tin vững chắc vào tiền đồ của đất nước. Đây là cuộc bút chiến hết sức sôi nổi và kéo dài suốt nhiều năm sau đó.

phe chu chien va phe chu hoa 4

Sau đây là trích dẫn một số câu trong 10 bài “Tự thuật” của Tôn Thọ Tường và những câu “họa” lại của Phan Văn Trị.

Tường ca ngợi sức mạnh của thực dân Pháp:

Chớp nhoáng thẳng bon dây théρ kéo/ Mây tuôn đen kịt khói tàu bay. Xăng vảng thầm tính thương đòi chỗ/ Khấp khởi riêng lo sợ những ngày.

Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc/ Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay (thày lay: mua chuốc lấy việc không phải của mình)

(Tự thuật, bài 1)

Phan Văn Trị đáp lại: Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy/ Cồn Rồng dầu mặc bụi tro bay. 

Nuôi mộng giếт thỏ còn chờ thuở/ Bủa lưới săn nai cũng có ngày. 

Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ/ Lòng ta sắt đá, há lung lay!

(Họa bài 1)

Tôn Thọ Tường : May rủi rủi may đâu đã chắc/ Miệng lằn lưỡi mối hãy tai ngơ

(Tự thuật bài 2)

Phan Văn Trị : Chưa trả thù nhà đền nợ nước/ Dám đâu mặt lấp lại tai ngơ.(Họa bài 2)

Tôn Thọ Tường : Hai bên vai gáпh năm giềng nặng/ Trăm tạ chuông treo một sợi mành/ Trâu ngựa dẫu kêu chi cũng chịu/ Thân còn chẳng kể, kể chi danh.

(Tự thuật bài 3)

Phan Văn Trị : Khe sâu vụng tính dùng thuyền nhỏ/ Chuông nặng to gan buộc chỉ mành/ Thân có ắt danh tua phải có/ Khuyên người hãy trọng cái thân danh.

(Họa bài 3)

Tôn Thọ Tường : Trăng giữa ba thu mây cũng tỏ/ Hoa trong chín hạ, nắng còn tươi/Khó lòng mình biết lòng mình khó/ Lòn lõi công trình kể mấy mươi.

(Tự thuật bài 8)

Phan Văn Trị : Ngọc lành nhiều vết coi nào lịch/ Thơ vụng ít màu nhuộm chẳng tươi/ Đứa dại trót đời già cũng dại/ Lựa là tuổi mới một đôi mươi.(Họa bài 8)

Tôn Thọ Tường : Nghĩa đen dạy trẻ tranh còn lấp/ Mặt trắng xem trời cảnh khó bay/ Chỉ muốn ngày nào cho đặng toại/ Giang san ba tỉnh hãy còn đây.

(Tự thuật bài 10)

Phan Văn Trị : Nổi chìm mặc thế tình dày mỏng/ Cao thấp dầu ra sức nhảy bay/ Một trận gió đưa xiêu ngã cỏ/ Hơn thua đã quyết đó cùng đây.

(Họa bài 10)

Xem thêm: Bất ngờ với những "Biển giáp giao thông" chỉ dành cho loài ngựa dưới triều Nguyễn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận