Bất ngờ với những "biển báo giao thông" chỉ dành cho loài ngựa dưới triều Nguyễn
Sau những lý giải về hình tượng chú ngựa thường hay xuất hiện ở lăng vua triều Nguyễn, có thể thấy việc giải mã hai câu thơ nổi tiếng ở Huế như: "Mê gì như mê tổ tôm, mê ngựa Thượng Tứ, mê nôm Thúy Kiều" lại mang đến những phát hiện mới lạ về những chú ngựa thật.

Trong cuốn sách Huế triều Nguyễn một cái nhìn (Omega và NXB Thế giới ấn hành), nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn là một chuyên gia về Huế, đã phân tích hai câu thơ “Mê gì như мê tổ tôm/Mê ngựa Thượng Tứ, mê nôm Thúy Kiều”, rằng: “Thượng ở đây là vua, tứ là ân điển vua ban. Ngựa Thượng Tứ là ngựa do vua ban cho quan văn hay võ tướng có công lao với triều đình. Ở Huế có một địa danh là cửa Thượng Tứ (Đông Nam Môn của kinh thành Huế), gần nơi này xưa là nơi đóng của sở kỵ mã, thuộc binh chủng kỵ binh của quân đội triều Nguyễn, hẳn phải có nhiều ngựa, mà lại là ngựa của triều đình, của vua, là ngựa Thượng Tứ nên mới sinh ra tên gọi như vậy”.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, đã có đoạn ghi chép về chuyện con ngựa “độc lạ” này như sau: “Thiên ngυуệt lệnh, kinh Lễ nói: Xa giá của thiên tử đi ra, tháng mạnh xuân (tháng giêng), thắng ngựa thương long (ngựa sắc xanh); tháng mạnh hạ (tháng tư), thắng ngựa xích lưu (ngựa sắc đỏ); tháng mạnh thu (tháng bảy), thắng ngựa bạch lạc (ngựa sắc trắng); tháng mạnh đông (tháng mười), thắng ngựa thiết ly (ngựa sắc đen)…”Tác giả Trần Đức Anh Sơn là người có nhiều trải nghiệm và ông đã đi rất nhiều nơi nhưng vẫn hồ nghi rằng : “Không rõ vua Thành Thái có kiếm đủ bốn sắc ngựa như Kinh lễ nói để tứ thời thay đổi cho cỗ xe tứ mã của mình hay không, nhưng thú thật từ trước tới nay kẻ hậu sinh này chưa bao giờ nghe đến ngựa màu xanh cả”. Tác giả cuốn Huế triều Nguyễn một cái nhìn còn viết hóm hỉnh rằng : “Nay nếu có được một chú ‘nghẽo’ sắc xanh như thế hẳn là vưu vật trời cho, chỉ cần một ngày thả chú trong Đại nội cho du khách tới xem tha hồ hốt bạc”.

Cũng theo những tài liệu được ghi chép lại của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn: “Ngay trong lòng Hoàng thành Huế, hai bên Thái Hòa điện xưa có Binh Xá và Mã Khái Sở. Binh Xá là chỗ ở của lính ngự lâm triều Nguyễn, còn Mã Khái Sở hẳn là nơi tá túc của những mã binh của ngự lâm quân. Rồi mỗi khi vua đi tế Nam Giao, có cỗ kiệu của nhà vua do 16 người khiêng cùng voi và ngựa. Có điều theo những bức ảnh tư liệu để lại thì voi lại được đi qua cầu Trung Đạo, bắc qua Thái Dịch Trì trước điện Thái Hòa Điện để hộ giá, trong khi ngựa thì phải đi vòng bởi hai con đường ven hồ. Cũng có khi vua dùng xe tứ mã để thăm thú đây đó”.
Vì ngựa là phương tiện đi lại chính trong triều Nguyễn nên tất nhiên cũng phải có những quy định bắt buộc được đặt ra với những người cưỡi ngựa. Và từ đây những tấm biển về “biển báo giao thông” được ra đời. Sách đã dẫn cho biết: “Trước Ngọ Môn và trước Phu Văn Lâu, thời Nguyễn đều có dựng tấm bia đá ghi 4 chữ Hán: “Khuynh cái hạ mã: nghiêng lọng, xuống ngựa”. Đến triều Khải Định, do nhà vua được người Pháp tặng cho một chiếc ô tô nên không thể “nghiêng lọng, xuống ngựa” được nên triều đình nhổ mấy tấm bia đó cất đi”.

Theo sử sách ghi chép, tấm bia đó bây giờ vẫn còn lưu giữ lại, nếu muốn xem tận mắt thì hãy đến bảo tàng Cổ vật Cυng đình Huế để có cơ hội được chiêm ngưỡng. Còn có thêm câu chuyện vui ở triều Nguyễn nữa là, ở hai đầu cầu Thành Thái xưa (cầu Tràng Tiền bây giờ) có hai tấm biển đề dòng chữ Pháp: “Prenez votre droit. Marchez au pas (Đi bên phải. Bước chầm chậm). Phía dưới là hai câu dịch sang Hán văn được tác giả sách Huế triều Nguyễn một cái nhìn khen là thực kỳ tài: Xa mã quá kiều do hữu chí/Yếu nghi hoãn hoãn vật nghi trì (Xe ngựa qua cầu đi phía phải/Nên đi chầm chậm chớ đi mau”.
Xem thêm: Hoàng Thái hậu Từ Dũ: Thọ gần 100 tuổi, sống qua 10 đời vua Nguyễn
Đọc thêm
Sinh thời, Hoàng Thái hậu Từ Dũ là người đoan chính, nhã nhặn, đức độ. Bà sống qua 10 đời vua Nguyễn, thọ gần 100 tuổi, có cách dạy vua Tự Đức độc đáo và lối sống vô cùng giản dị.
Toà biệt thự bề thế của gia tộc họ Hứa tồn tại gần 100 năm nay giữ lòng Sài Gòn. Ở đó vẫn luôn ẩn chứa những điều bí ẩn khiến con người ta cảm thấy tò mò lẫn sợ hãi.
Từng là một trong những người tình được Cựu hoàng Bảo Đại yêu chiều hết mực, thế nhưng, cuộc đời của vũ nữ Lý Lệ Hà sau này lại ngập tràn trong cay đắng.
Tin liên quan
Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy và lập căn cứ chống quân Lương. Không chỉ vậy, nàng còn mang nghề trồng dây chăn tằm, ươm tơ dệt vải dạy cho người dân quê chồng ở Cổ Trai.
Vua Lê Thánh Tông được đánh giá là vị hoàng đế kiệt xuất, trị vì ở một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Chiếc ly được bao trùm bởi một làn khí huyền bí cùng dòng chữ: “Nếu ngươi tình nguyện quay mặt về phía gió phương Bắc, sau một vài năm, ước nguyện của ngươi sẽ được thực hiện”.