Cung cách ngồi của người Việt xưa: Từng có thời kỳ không biết ngồi ghế?
Từ thời xa xưa, người Việt ta thường có thói quen ngồi rất đặc trưng đó là ngồi bệt. Có nghĩa là ngồi trên một mặt phẳng có diện tích rộng như sập phản hay trải chiếu.
Cách ngồi khoanh chân của người Việt, đã có từ rất lâu đời Việt Nam ta với ngàn năm lịch sử, ngoài các phong tục tập quán tiêu biểu được lưu truyền lại đến ngày nay thì còn có cả cách đi đứng nằm ngồi của ông cha ta cũng có nhiều điều đáng để các thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu, qua đó bảo lưu những nét đẹp truyền thống, giải thích được lý do cho những thói quen còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Từ thời xa xưa, người Việt ta thường có thói quen ngồi rất đặc trưng và phổ biến, đó là ngồi bệt. Có nghĩa là ngồi trên một mặt phẳng có diện tích rộng như sập phản hay trải chiếu. Theo các tư liệu lịch sử về tranh ảnh và việc quan sát thói quen sinh hoạt thường ngày của người dân dưới thời Lê, Nguyễn ta có thể thấy rõ điều này. Thường khi ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí... người Việt xưa đều ngồi trên sập, ̼phản, có những dịp tụ họp đông người như khi ăn cỗ, các dịp lễ hội lớn, không đủ chỗ thì người ta còn trải chiếu lên sàn đất, sàn gạch mà ngồi quây quần với nhau.
Cách ngồi của người Việt xưa
Ngoài ra, đối với những gia đình giàu có ngày ấy, khi ngồi sập họ còn sử dụng thêm gối xếp để tựa tay và tựa lưng cho đỡ mỏi. Gối xếp thường có hai dạng, một là dạng các lớp gối hình hộp gắn liền nhau, khi dùng thì xếp chồng rồi tựa tay lên. Loại thứ hai là một dạng khối liền, nhưng chủ yếu vẫn là gối dạng gối xếp phổ biến hơn.
Theo “An Nam Chí Lược”, Quyển 1, chương “Phong tục” có ghi chép về tập tục của người An Nam thời Trần rằng: “Dân văn thân hiệu Ngô Việt chi tục… Địa thử nhiệt, hiếu dục ư giang, cố tiện đan thiện thủy. Bình cư bất quán, lập nghĩa thủ tịch tọa bàn song túc”. Dịch nghĩa tức là : “Dân vẽ mình bắt chước tục người Ngô, người Việt… vì khí hậu nóng nực, dân ưa tắm ở sông, nên họ chèo thuyền và lội nước rất giỏi. Ngày thường họ không đội mũ, khi đứng thì vòng hai tay trước ngực, lúc ngồi thì trải chiếu xếp bằng hai chân trên đó.”
Câu chuyện của những vị khách nước ngoài
Theo cuốn Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài đã chép về thói quen ngồi của người thời Lê rằng : “Họ bắt hai chân chéo lại như thợ may của ta (Pháp) ngồi vậy. Trong nhà có những vị vương hầu, trong phòng khách có một hậu cung có một cái bệ cao hơn mặt đất khoảng 30 cm.
Trên bệ trải một chiếc chiếu có sợi nhỏ như những sợi chỉ, họ không có tục trải thảm lên sàn như những xứ khác ở châu Á… Chiếu hình vuông, nhẵn và mềm như nhung. Người ta dùng chiếu này để trải lên bệ nơi các quan ngồi…”
Dưới thời nhà Nguyễn, vùng Nam Kỳ thì tập tục ngồi sập được chép lại rằng : “Ngày 2/9/1822, Crawfurd đã gặp một hoạn quan giữ chức “Governor of Saigon” và tả một cuộc gặp gỡ khá tường tận: “Giữa phòng, trên một cái sập cao hơn thường lệ, là viên “Tổng trấn” đang ngồi chễm chệ.
Crawfurd chia sẻ: Chúng tôi tiến lên cúi chào, ông ta cứ ngồi yên không đáp lễ. Sau đó người ta chỉ cho chúng tôi ngồi xuống dãy ghế bên phải ông ta, ghế bên trái dành cho viên quan cao cấp bậc nhì trong phòng, những người khác đứng đằng sau hoặc ngồi trên một cái sập khác.”
Trên đây là những tư liệu lịch sử được sưu tầm lại từ đầu thời nhà Nguyễn. Qua đây ta có thể thấy thói quen ngồi bệt của người dân ta đã có từ rất lâu đời và nó ảnh hưởng ít nhiều từ Trung Quốc.
Xem thêm: Những mảnh ký ức đẹp về chiếc tivi đen trắng - Cả một khoảng trời buồn vui thương nhớ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận