Bí ẩn chuyện Cao Biền trấn yểm trên sông Tô Lịch và long mạch thời Trần

Chắc hẳn bạn đã nghe qua đến chuyện Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch. Để giúp bạn hiểu rõ thêm về câu chuyện long mạch của đời Trần và Tây Sơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hoa Nguyễn
10:00 07/08/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện trấn yểm trên sông Tô Lịch nếu là người Việt Nam, không ai chưa từng một lần được nghe về chuyện trấn yểm. Thế nhưng, vấn đề càng trở nên bí ẩn, nửa thực nửa hư và thậm chí đã khiến không ít người phủ nhận sự tồn tại của việc trấn yểm, coi đó là chuyện bịa đặt.

Nếu nói về các hoạt động liên quan đến trấn yểm trong lịch sử Việt Nam phải kể đến các truyền thuyết về Cao Biền trấn yểm long mạch thành Đại La. Những năm trước người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà Nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng… chôn để trấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ.

bi-an-chuyen-cao-bien-tran-yem-song-to-lich-va-long-mach-thoi-tran-7

Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại: Sắt, đồng, vàng, bạc trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt bùa trấn yểm tới 19 nơi dọc theo con sông này.

“Trấn yểm không phải là điều mê tín mà nó đã tồn tại từ xa xưa rồi. Nó có mối liên hệ rất chặt chẽ với khoa học hiện đại mà chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, bóc tách, giải thích từng vấn đề. Làm được như vậy, chúng ta mới xóa bỏ những mơ hồ tâm linh để hướng tới thực tiễn khoa học mà trấn yểm mang lại”, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật Văn hóa và Khoa học – Công nghệ chia sẻ.

Lý giải chuyện trấn yểm trên sông Tô Lịch và long mạch của đời Trần, có giai thoại kể rằng: Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dãy núi cao đóng vai trò đường kinh mạch trọng yếu xuyên qua nhiều quốc gia. Sau Tây Tạng, Vân Nam, thì Đồng bằng Bắc Bộ nước ta là phần rất quan trọng của mạch đất này.

Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, đến Việt Trì mạch đất lặn xuống, tỏa ra và qua sông Đà lại xuất hiện cụm Ba Vì cao 1226m, điểm nhấn của THĂNG LONG NÚI CHẦU SÔNG TỤ.

Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh PhanXiPan cao 3143m. Trước khi Vua Lý Thái Tổ chọn nơi này dựng kinh đô Thăng Long thì người Trung Quốc đã dòm ngó vùng đất này.

bi-an-chuyen-cao-bien-tran-yem-song-to-lich-va-long-mach-thoi-tran-0

Theo báo cáo của Cao Biền thì vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt phát quan. Nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đương Y Tôn yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng đất này, nên đã xây thành Đại La mưu đồ thực hiện mộng bá vương và đã bị vua Đường trị tội.

Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ dập tắt trong đầu các nhà cầm quyền Trung Hoa. Tinh ý, chúng ta sẽ biết, địa mạch Việt Nam có cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh khu vực Đông Nam Á. Không phải ngẫu nhiên vô cớ mà trên Vịnh Bắc Bộ rộng lớn của chúng ta còn có Vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, ngay sát Cảng Vân Đồn lại có Vinh Bái Tử Long và ngoài khơi xa của Hải phòng có đảo Bạch Long Vĩ, ngoài ra còn có nhiều đảo có tên liên quan đến Rồng như Hòn Rồng, Long Châu, thôn Cái Rồng…, cái tên Long liên quan đến phần đuôi của con Rồng lớn xoè ra ở Đông Bắc Bộ, đi xuống nước ở Cảng Vân Đồn và kết thúc ở đáy Đại dương thuộc Vịnh Mindanao thuộc Philippin.

Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề Cao Biền di cảo có nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 đã đánh chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết.

Vậy “tầm long” là gì? Tầm long là phéρ tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: “Chẳng qua ra đến ngoài đồng/Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường” và được học giả Cao Trung qua hàng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây:

Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên, lắm khi uốn lượn trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó.

bi-an-chuyen-cao-bien-tran-yem-song-to-lich-va-long-mach-thoi-tran-5

Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống. Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý.

Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn, hoặc có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống.

“Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Hymalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh, long tử, long cường, long nhược.

Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia.

Đến vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng. Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”.

Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn “Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam” khá thuyết phục như sau: “Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức, đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.

Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.

Thầy Phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là Phùng Tá Chu được biết: Vào ngày lập thu, mộ hiển thủy tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu Gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công việc hoàn tất đúng giờ chính Hợi.

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.

Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm trăng sáng, thái tử Sảm từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi, rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần.

Vì sao Vua Quaɴg Trung không thay đổi được Long Mạch? Theo truyền thuyết, vì bị gián điệp của Nguyễn Ánh xúi dại, 3 anh em nhà Tây Sơn đã đào sông làm phá hỏng long mạch của huyệt đất kết nhà mình.

Giữa thế kỷ 18, ba anh em nhà Tây Sơn nổi lên khởi nghĩa. Chỉ trong thời gian ngắn đã đánh tan các thế lực cát cứ phân chia đất nước thành Đàng Trong, Đàng Ngoài rồi lại đánh tan 5 vạn quân Xiêm và hơn 20 vạn quân Thanh lăm le nhòm ngó. Nhưng ngay sau chiến công hiển hách một thời gian cũng rất ngắn thì sự nghiệp nhà Tây Sơn tuột dốc sau cái chết của vua Quang Trung.

Sự kết thúc mau chóng của một triều đại có chiến công chống ngoại xâm hiển hách như vậy đã khiến cho nhiều người nuối tiếc. Bởi thế trong dân gian đã phát sinh nhiều truyền thuyết để giải thích sự việc đó. Мột trong những truyền thuyết như vậy đi tìm về lý luận phong thủy để giải thích.

Trong cuốn sách “Thế giới có gì thần bí” của Nguyễn Hoàng Điệp và Hoài Giang có dẫn lại một truyền thuyết nói rằng triều Tây Sơn có một viên quan tên là Trần Huy Đống tinh thông phong thủy. Ông này tương truyền là cháu ngoại thánh địa lý Tả Ao, và là tác giả của bộ “Địa cơ bí lục”.

Nghe Trần Huy Đống tinh thông phong thủy, vua Quang Trung cho mời ông vào xem hai ngôi mộ trên núi Мột, xã Hoành Sơn, Bình Khê. Xem xét kỹ địa hình, Đống biết đây là kiểu đất “Sư tử ngủ” rất quý nhưng đã bị ba con rồng: Đà Hằng, La Dĩ, Cửa Tiền triệt phá. Những con sông là do trước đó Ngô Nhân Tịnh đã xui ba anh em nhà Tây Sơn đào.

bi-an-chuyen-cao-bien-tran-yem-song-to-lich-va-long-mach-thoi-tran-6

Trần Huy Đống xem xong nói rằng: Nếu ba con sông đào chậm lại một Giáp thì Quang Trung không những làm đế nước Nam mà còn làm chủ Bắc quốc. Người này sẽ chẳng khác gì Nỗ Nhĩ Cáp Xích, gốc rợ Kim, 200 năm trước đã được kiểu đất “Cửu long tranh châu” ở Kiến Châu nên đã bình được bốn bộ ở phía Bắc, diệt được nhà Minh, làm chủ Trung nguyên lập ra nhà Thanh.

Vua hỏi Đống: Kiểu đất sư tử ngủ dậy sớm là không tốt?

Đống nói: Kiểu đất này dậy sớm như hoa nở bị thúc ép. Có nở nhưng mau tàn. Nếu nó càng dậy muộn thì càng phát lớn. Sau đấy Đống khuyên nhà vua bỏ ý định cầu hôn và đòi đất Lưỡng Quảng.

Quang Trung gạn hỏi lý do thì Đống tâu thật: Kiểu đất bị cả 3 con sông triệt phá, con sư tử bị cả 3 dòng nước tạt vào mặt đã thức dậy sớm hơn kỳ hạn hai giáp. Nó có thể làm giảm tuổi thọ của người hưởng phúc địa, gia cảnh bất hòa, bất mục, huynh đệ tương tàn. Nếu nay đòi đất, cầu hôn, sẽ gây thêm hiềm khích với cường bang, trong ngoài đều thù địch thì làm sao chống nổi. Việc này nhà vua làm ngày nào sẽ gây nên hậu quả chẳng lành ngày đó.

Nghe Đống Nói, Quang Trung bán tín bán nghi hỏi có cách nào hóa giải được 3 con sông? Đống tâu lại: Chỉ riêng con sông Đà Hằng cũng đủ làm hư huyệt khí, chứ chưa kể đến 2 con sông đào sau. Nay có lấp bằng cả 3 con sông, hàn được thổ thì cũng không sao cứu vãn nổi. Bởi lẽ con sư tử đã thức, không thể ngủ lại như trước. Nó đã bị ba con sông làm gián đoạn long mạch, tiêu tan tú khí hội tụ.

Quang Trung lại hỏi: Ta có thể di táng hai ngôi mộ đến một kiểu đất quý khác? Đống trả lời: Thưa bệ hạ đất có tuần, dân có vận, đất quý không bao giờ kết phát hai tuần. đời người không ai có được vận quý đến 2 lần.

Nếu không vua chùa các đời trước làm chủ các vùng đất quý, khi thấy triều đại suy vong, liền chuyển mồ mả đến vùng đất quý khác, như thế thì một dòng họ có thể làm vua hoài không dứt… Sau đấy vào năm 1792, vua Quang Trung sai sứ sang Tàu cầu hôn, đòi đất.

Lúc này Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân nhớ lại lời can của Đống, khuyên vua từ bỏ ý định, nhưng vua không nghe và nói: Ta muốn dò ý, thử lòng Thanh quốc, chứ không chủ tâm gây chiến, ắt không dẫn đến can qua. Tiếc thay sứ bộ vừa đến Lạng Sơn thì hay tin dữ nhà vua băng hà đột ngột. Sứ giả liền phải vội vã quay về.

Lời nói của Trần Huy Đống ở trên ngoài việc nói thẳng rằng đất quý đã hỏng thì khó sửa chữa còn cho thấy một điều nữa là khí thiêng còn phải phụ thuộc cơ trời. Nếu cơ trời đã định thì con người chỉ có cách tu nhân tích đức mới mong hoán cải được. Ngoài ra không thể có biện pháp kỹ thuật nào thay đổi được.

Ngay trong bài “Tầm long gia truyền bảo đàm”, cụ thánh địa lý Tả Ao cũng đã nói rõ: “Trước là tích đức sau là tầm long” để chỉ rõ cái ý rằng nhà không có phúc đức lớn thì dù được đất quý cũng khó phát vinh hiển lâu dài.

Trong lịch sử trước thời Tây Sơn cũng đã có trường hợp biết rõ cơ trời khi được huyệt đất quý nhưng cũng không sửa được chỗ nhược điểm. Đó chính là trường hợp long mạch của nhà Hậu Lê.

Theo sách “Lam Sơn thực lục”, vua Lê Lợi khi chưa nên nghiệp đế có lần ở quê hương có duyên gặp nhà sư già họ Trịnh tên là sư núi Đá Trắng. Nhà vua thấy ông sư than rằng “quý hóa thay phiến đất này! Không có ai đáng dặn!” nên bèn đi theo hỏi rằng: “Miền đất của đệ tử tôi sang hèn thế nào xin sư chỉ bảo giùm”.

Nhà sư nói: “Xứ phật hoàng thuộc động Chiêu Nghi, có một khu đất chừng nửa sào, hình như quả quốc ấn. Phía tả có núi Thái Thất, núi Chí Linh, bên trong có đồi đất Bạn Tiên. Lấy Thiên sơn làm án. Phía trước có nước Long Sơn, bên trong có nước Long Hồ là chỗ xoáy trôn ốc. Phía hữu nước vòng quanh tay hổ. Bên ngoài núi xâu chuỗi hạt trai.

Con trai sang không thể nói được. Nhưng con gái phiền có chuyện thất tiết. Tôi sợ con cháu ông về sau có thế phân cư. Ngôi vua có lúc trung hưng. Mệnh trời có thể biết vậy. Nếu thầy giỏi biết láng lại, thì trung hưng được 500 năm.

Sau khi nghe nhà sư nói vậy, Lê Lợi bèn đem hài cốt của cha mình táng vào chỗ ấy. Lịch sử sau này cho thấy rõ là triều Hậu Lê từ năm 1428 khi vua Lê Lợi lên ngôi đến năm 1527 khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi là được quãng 100 năm. Sau đó nhờ công thần Nguyễn Kim phù trợ nên lại được trung hưng. Điều đó là ứng vào câu “ngôi vua có lúc trung hưng”.

Như vậy vua Lê Lợi đã biết từ đầu rằng long mạch nhà mình như vậy thì triều đại của dòng họ mình sẽ có lúc sóng gió giữa chừng. Tuy vậy nhà vua cũng không thể nào thay đổi được điều đó. Âu đó cũng là do cơ trời đã định.

Xem thêm: Giai thoại "trấn yểm long mạch" của loạt địa danh nổi tiếng ở Sài Gòn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận