Xuyên tâm liên là gì và uống xuyên tâm liên phòng COVID-19 được không?

Xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cúm... dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng. Vì thế rất nhiều người thắc mắc uống xuyên tâm liên phòng COVID-19 được không?

Đỗ Thu Nga
10:05 02/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xuyên tâm liên là gì?

Xuyên tâm liên còn có tên gọi khác là cây lá đắng, công cộng, khổ đởm thảo. Tên khoa học của nó là Andrographis paniculata; thuộc họ Ô rô Acanthaceae.

Theo tìm hiểu, xuyên tâm liên là cây thân thảo, cao khoảng 30 - 80cm, trên thân cây có nhiều đốt, cành lá mọc đối. Lá cây hình trứng thuôn dài hay hình mác. Hoa có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm, quả dài 15mm. Cây xuyên tâm liên mọc hoang nhiều ở phía Bắc nước ta, cũng là 1 trong 70 vị thuốc nam được Bộ Y tế khuyến khích trồng trong vườn thuốc tại các trạm y tế.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn thân trên mặt đất của cây xuyên tâm liên. Sau khi thu hái thì cắt ngắn và phơi, sấy khô để bảo quản.

Xuyen-tam-lien-la-gi-va-uong-xuyen-tam-lien-phong-COVID-19-duoc-khong-6

Xuyên tâm liên được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Bằng cách dùng ngoài để tắm giúp se niêm mạc hay dùng để chữa bệnh cảm sốt. 

Theo đông y, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, vị đại tràng và tiểu trưởng. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Thường được dùng trong các trường hợp sau:

- Trị cảm cúm, sốt, viêm amidan

- Trị ho do viêm họng, viêm phổi.

- Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu

- Bệnh phụ nữ như viêm âm đạo gây khí hư, đau bụng kinh

- Trị chứng thấp nhiệt gây mụn nhọt, mẩn ngứa...

Uống xuyên tâm liên phòng COVID-19 được không?

Theo VnExpress, mới đây có một số nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực của vị thuốc này trong điều trị bệnh nhân Covid-19, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM - Cơ sở 3), xuyên tâm liên có tính lạnh, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy nên không được dùng kéo dài vì có thể làm ảnh hưởng tới tỳ vị (lá lách và dạ dày). Những người cơ địa yếu lạnh không nên dùng. Do đó đừng uống xuyên tâm liên dài ngày để phòng COVID-19 vì tính hàn còn làm bạn dễ bị mắc bệnh hơn.

Xuyen-tam-lien-la-gi-va-uong-xuyen-tam-lien-phong-COVID-19-duoc-khong-7

Đặc biệt, không dùng xuyên tâm liên cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đang bị chấn thương, sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú, có thể gây biến chứng khiến bệnh nặng hơn, thậm chí sảy thai.

Thuốc bổ uống liên tục có nguy cơ gây thừa chất, tăng gánh nặng cho cơ thể khi phải đào thải lượng chất dư thừa, đào thải không hết thì sẽ tích tụ trong cơ thể gây bệnh. Dùng quá nhiều thuốc bổ chứa sắt, canxi... dẫn đến táo bón, buồn nôn, khó chịu dạ dày, tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn là xảy ra tương tác với các thuốc đang điều trị của người bệnh làm tăng độc tính của thuốc... Dùng thuốc bổ phải căn cứ trên nhu cầu từng cá nhân, thể trạng, dinh dưỡng, bệnh lý, tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Tốt nhất trước khi dùng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Khi nào di chứng hậu COVID-19 chấm dứt?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận