Tỷ phú "hà tiện" 10 năm đi 2 đôi giày: Keo kiệt với bản thân nhưng chi hàng tỷ USD làm từ thiện

Tỷ phú Michael Bloomberg - người đàn ông chỉ dùng 2 đôi giày trong suốt 1 thập kỷ, rất keo kiệt với bản thân mình nhưng lại vô cùng hào phóng với người khác. Ông dành hàng tỷ USD để làm từ thiện.

Đỗ Thu Nga
10:53 11/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Michael Bloomberg (14/2/1942) là doanh nhân, tác giả, chính trị gia và nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Ông từng giữ chức thị trưởng TP New York (2002 - 2013). Ở thời điểm hiện tại, ông được coi là 1 trong những người thành công nhất thế giới với khối tài sản lên đến hàng chục tỷ đô.

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, đằng sau sự thành công ý chính là mồ hôi và nước. Trải qua nhiều khó khăn, hứng chịu nhiều chỉ trích nhưng ông vẫn kiên định với lý tưởng của mình. Ông từng nói, hãy mặc kệ họ (những người chỉ trích mình), chỉ cần biết rằng cuối cùng, bạn ổn còn họ thì cứ mãi sống trong sự ghen ghét, chỉ trích người khác.

vi-ty-phu-keo-kiet-voi-ban-than-nhung-chi-hang-ty-usd-lam-tu-thien-6
Chân dung tỷ phú Michael Bloomberg

Được biết, tỷ phú Michael Bloomberg sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu. Thời còn học tại Đại học Hopkins, ông làm nhân viên trông xe để lấy tiền trả học phí và sinh hoạt. Tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư điện, ông tiếp tục lấy bằng BMA tại Harvard, bắt đầu làm việc tại ngân hàng đầu tư Salomon Brothers New York năm 1966.

Đến cuối thập niên 70, ông trở thành trưởng bộ phận giao dịch cổ phiếu. Năm 1978, ông điều hành chi nhánh của công khi. Khi rời khỏi công ty, Michael Bloomberg có trong tay khoảng 10 triệu USD.

Sau đó ông quyết định áp dụng những gì mình đã học hỏi được vào việc thành lập công ty có tên Innovative Market Solution. Mục đích là để cung cấp thông tin, số liệu cho các doanh nhân trên thị trường chứng khoán. Công ty rất thành công trong suốt những năm 80, được định giá 2 tỷ USD chỉ sau 8 năm thành lập. Đến năm 1986, ông đổi tên công ty sang tên mình.

vi-ty-phu-keo-kiet-voi-ban-than-nhung-chi-hang-ty-usd-lam-tu-thien-7
Tỷ phú Michael Bloomberg keo kiệt với bản thân mình nhưng hào phóng với mọi người

Vào năm 2001, ông quyết định dấn thân vào chính trường với cuộc chạy đua chức Thị trưởng TP New York. Ông bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 2002 và giúp New York tái thiết sau vụ khủng bố 11/9. Ông chỉ nhận mức lương tượng trưng là 1USD/năm trong suốt 12 năm làm việc trên cương vị thị trưởng. 

Đáng chú ý, trong thời gian tại vị, ông không sử dụng ngôi biệt thự được cấp mà ở tại nhà riêng ở Manhattan và thường xuyên dùng tàu điện ngầm để đi làm. Tờ  New York Post còn tiết lộ rằng, trong hơn 1 thập kỷ, ông chỉ sử dụng 2 đôi giày công sở màu đen. 

Người phát ngôn của Bloomberg từng nói rằng, cả hai đôi giày đều đã mòn, không còn nhìn rõ nhãn. Một trong số 2 đôi giày ông đã dùng trước khi nhậm chức Thị trưởng.

"Hôm nay ông đi đôi này, mai ông sẽ đi đôi khác. Khi giày bị cũ, ông mang đi đánh bóng lại, hoặc thay đế mới. Ông nói chỉ cần đi thoải mái và tiện dụng là được, không có nhu cầu mua giày mới", người đại diện nói.

vi-ty-phu-keo-kiet-voi-ban-than-nhung-chi-hang-ty-usd-lam-tu-thien-0
Cự Tổng thống Obama và tỷ phú Michael Bloomberg

Khi mua cà phê, ông luôn chọn size nhỏ nhất, và chỉ mua khi khát. Quần áo cũng vậy, ông chỉ sắm khi thật sự có nhu cầu. Vị tỷ phú này từng chia sẻ rằng: "Tôi muốn dành dụm tiền cho những thứ khác xứng đáng hơn thay vì tiêu xài hoang phí cho những thứ chưa cần thiết".

Vào năm 2013, ông rời khỏi ghế thị trường, song vẫn chưa sẵn sàng nghỉ hưu. Một năm sau, Michael Bloomberg quay lại với vai trò là CEO của Blooberg LP và tiếp tục xây dựng công ty của mình trở thành đế chế truyền thông.

Có không ít phương tiện truyền thông Mỹ nhận xét, Michael Bloomberg là người "keo kiệt với chính bản thân mình" nhưng lại rất hào phóng với mọi người. Tính đến nay, vị tỷ phú này đã đóng góp hàng tỷ USD cho các quỹ về sức khỏe, nghệ thuật, môi trường và giáo dục. Ông cũng cam kết cho đi một nửa tài sản sau khi qua đời.

Vào năm 2013, ông đã quyên góp 350 triệu USD cho trường Johns Hopkins - nơi ông từng theo học. Việc này đã nâng tổng số tiền đóng góp của ông cho trường này lên đến 1,1 tỷ USD. Việc hiến tặng này đã khiến ông trở thành người hiến tặng hào phóng nhất một trường học tại Mỹ.

vi-ty-phu-keo-kiet-voi-ban-than-nhung-chi-hang-ty-usd-lam-tu-thien-67
Tỷ phú Michael Bloomberg và 2 cô con gái

Ở buổi giao lưu với sinh viên trường Dartmouth College, tiểu bang New Hampshire, Bloomberg đã chia sẻ về tầm quan trọng của công việc thiện nguyện. "Từ thiện có thể là chiếc chìa khoá để kết nối những tấm lòng và kết nối những điều mà chúng ta không thể ngờ tới. Chắc chắn đó là những điều hết sức có lợi và có ý nghĩa", ông nói.

Tỷ phú Bloomberg còn truyền năng lượng tích cực đến cho các con. Hai người con gái của ông cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện. Cô con gái lớn đã làm việc 7 năm tại một tổ chức chống đói nghèo hàng đầu tại New York, trước khi thành lập công ty cung cấp thiết bị học cho trẻ em. 

Còn con gái út tên Georgina cũng tích cực hoạt động tại Hiệp hội nhân đạo Mỹ, tham gia chiến dịch bảo vệ trẻ em và động vật... Cô là một người cưỡi ngựa chuyên nghiệp và cũng là tác giả của một loạt cuốn tiểu thuyết dành cho người trẻ tuổi. 

"Cha tôi đã cho đi rất nhiều tiền để làm từ thiện, đó là điều khiến tôi vô cùng kính trọng. Cha mẹ luôn dạy chúng tôi rằng đừng lúc nào cũng chỉ nghĩ tới tiền. Và nếu có cần đến nó, hãy làm những thứ thực sự có ích", Georgina chia sẻ.

5 lời khuyên thành công kinh điển của tỷ phú Michael Bloomberg:

1. Hãy tạo ra sản phẩm, kiếm tiền từ nó và bảo vệ nó

"Trong kinh doanh, bạn phải làm được 3 điều này. Thứ nhất, bạn phải tạo ra được sản phẩm mà người ta cần. Thứ hai, bạn phải tìm ra cách kiếm tiền từ sản phẩm đó. Thứ ba, bạn phải nghĩ ra cách bảo vệ nó. Chỉ vậy thôi".

2. Đừng nghe khách hàng nói họ muốn gì

Hãy lắng nghe khách hàng, song đừng mù quáng tiếp thu mọi ý kiến từ họ. Bởi lẽ, thông thường, khách hàng sẽ chỉ tập trung vào những thứ mà đối thủ của bạn mang lại, và rồi yêu cầu bạn phải chạy theo đáp ứng những tính năng giống như vậy. Thế nên, nếu như bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của họ, sản phẩm cuối cùng của bạn sẽ sở hữu một danh sách dài thườn thượt các tính năng hết sức cạnh tranh, song lại chẳng có điểm gì nổi bật.

3. Hãy biết hoan nghênh thất bại

 "Khi ai đó làm hỏng việc, tôi sẽ cùng đi bộ với họ. Hành động này giúp họ hiểu rằng, dẫu có thất bại, họ cũng sẽ không bị người khác xa lánh. Tất cả mọi người ai cũng từng như vậy mà thôi. Tôi muốn mọi người đoàn kết với nhau bất cứ khi nào một trong số chúng tôi gặp thất bại. Tôi muốn mọi người nói rằng, ‘tất cả chúng ta đều có trách nhiệm trong chuyện này’ - hơn là đứng chỉ tay và phán xét. Có thể không phải lúc nào bạn cũng làm đúng, nhưng thà là cố gắng và thất bại còn hơn là không chịu cố gắng".

4. Hãy thuê người giỏi hơn bạn

"Tôi muốn nhân viên của mình phải thông minh và có sự tò mò. Có thể, họ sẽ không thông minh hơn bạn trong tất cả mọi thứ, song ít nhất, họ phải giỏi hơn bạn trong một lĩnh vực. Đó là cách để bạn nâng cao năng lực của cả nhóm".

5. Đừng bao giờ cho những kẻ hay gièm pha điều họ muốn

"Làm thế nào để bạn đối phó với những lời nhận xét hoặc câu hỏi tiêu cực từ báo giới? Đó là, đừng bao giờ cho họ thứ họ muốn. Nếu như họ cố gắng nhử bạn bằng một câu hỏi rất khó chịu, chỉ cần nói ‘Tôi chưa nghe người ta nói về điều này’, rồi tiếp tục".

Xem thêm: Hôm nay Google Doodle vinh danh Tim Bergling: Một DJ tài danh, một nhà từ thiện có tâm có tầm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận