Không thể tin nổi: Nhà Tống đại bại nhưng vẫn đòi bắt Lý Thường Kiệt như tội phạm chiến tranh

Sau khi thua trận, nhà Tống hứa trả đất nhưng có kèm điều kiện, chính là trả tù binh và xử những "tội phạm chiến tranh". Lạ lùng là, nhà Tống đòi bắt Lý Thường Kiệt như một tội phạm chiến tranh.

Đỗ Thu Nga
07:00 12/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sử dụng "hai gọng kìm" để xâm lược, thôn tính Đại Việt (từ phía Bắc đánh xuống, từ phía Nam đánh lên) là âm mưu thâm căn, cố đế của vương triều phong kiến Trung Quốc. Đây cũng là âm mưu được nhà Tống sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai (1075 - 1077), song đã bị quân và dân triều Lý đập tan.

Sau khi chiến tranh kết thúc, việc trao trả tù binh là chuyện rất thường tình. Nhưng những "tội phạm chiến tranh" mà nhà Tống yêu cầu xử không ai khác chính là những người đã làm nên chiến thắng của Đại Việt, mà đứng đầu là Thái úy Lý Thường Kiệt

Đó được xem là một động thái ly gián của nước Tống. Song cả về phía triều đình Đại Việt và Lý Thường Kiệt đều tin cậy lẫn nhau, và bác bỏ yêu sách vô lý này một cách vô cùng khéo léo. Đại Việt chỉ chấp nhận trả tù binh, Tống cũng phải trả đất. Ngoài ra, không được đòi hỏi gì thêm.

vi-sao-nha-tong-doi-bat-ly-thuong-kiet-nhu-toi-pham-chien-tranh-0
Dù có nhiều âm mưu thâm hiểm nhưng nhà Tống vẫn đại bại dưới tay Đại Việt

Trước thái độ cương nghị của Đại Việt, nhà Tống tỏ ra mình là bề trên cao cao tại thượng và rất độ lượng. Nhưng rõ ràng ở thâm sâu bên trong không thể không ngán ngại Đại Việt. Vua Tống vẫn luôn giữ trong mình nỗi sợ Đại Việt tức giận sẽ xua quân sang tấn công. Trong năm 1078, Tống chính thức giao lại châu Quảng Nguyên cho Đại Việt ta.

Khi sứ giả Đại Việt sang, nhà Tống đối đãi tử tế, sắp xếp tránh cho sứ giả Đại Việt và Chiêm Thành gặp nhau. Bởi nhà Tống sợ rằng, Đại Việt sẽ nghi ngờ Tống ngầm bàn mưu với nước Chiêm Thành.

Với cương vị là người chiến thắng, Đại Việt ta hứa sẽ trao trả tù binh chiến tranh cho nhà Tống. Song số tù binh bị bắt ở chiến dịch đánh phủ đầu Tống 1075 – 1076 đã bị chết nhiều, chỉ còn lại một số. Nguyên là Đại Việt thiếu nhân lực nên bắt số tù binh đi khai khẩn đất đai và sung quân, điều vào vùng Nghệ An để phòng thủ Chiêm Thành. 

Đàn ông trên 20 tuổi bị thích vào trán chữ Đầu Nam Triều, thiếu niên trên 15 tuổi bị thích chữ Thiên Tử Binh. Một số tù binh này đã tử trận trong chiến đấu. Một số khác thì chết do bệnh tật, lao động quá sức và những nguyên nhân khác. Và một số khác đã bỏ trốn. Tù binh Tống là phụ nữ thì bị thích vào tay chữ Quan Khách, phải làm nô lệ cho nước nhà.

vi-sao-nha-tong-doi-bat-ly-thuong-kiet-nhu-toi-pham-chien-tranh-9
Dù bại trận nhưng nhà Tống vẫn đưa ra yêu sách đòi bắt Lý Thường Kiệt như một tội phạm chiến tranh

Đến năm 1079, Đại Việt gom tù binh trao trả cho nhà Tống như lời đã hứa. Số tù binh này chỉ được vài trăm người trong số hàng ngàn người bị bắt. Các tù binh bị nhốt trong những con thuyền bịt kín cửa sổ để cho không phân biệt được ngày và đêm, không nhìn thấy cảnh vật bên ngoài. 

Khi tù binh Tống về đến nước, triều đình nhà Tống vẫn chưa thỏa mãi, đòi thêm nhưng Đại Việt báo rằng, chỉ còn bấy nhiêu thôi. 

Lại nói chuyện trả đất, nhà Tống cũng giữ lời hứa trả Quảng Nguyên cho ta. Thế nhưng chúng dùng mánh khóe cắt xén những chỗ hiểm yếu thuộc châu này mà sát nhập vào đất Tống. Đó là các động Vật Dương, Vật Ác. 

Khi chuyện này bại lộ, nhà Tống lấy cớ rằng, đất này là do tù trưởng dâng cho nhà Tống nên không thể trả. Đại Việt cũng vì sự việc trên mà nhiều lần cử sứ giả sang Tống đòi đất. 

Chiến tranh trên sa trường kết thúc vào năm 1077 nhưng Đại Việt ta vẫn phải chuyển sang một cuộc chiến tranh khác, đó là cuộc chiến ngoại giao. Cuộc chiến này kéo dài gần 1 thập niên sau đó. Vào năm 1083, sứ bộ Đào Tông Nguyên lại sang đàm phán với sứ Tống ở trại Vĩnh Bình.

Lúc này sứ nhà Tống đôi coi cãi mãi với sứ ta, không bằng lòng chuyển quốc thư lên vua Tống. Sứ nhà Đại Việt ta tức giận và bất bình nên đã bỏ về nước. 

Biết nhà Tống không phải những người đường hoàng, nói lời giữ lời nên vua Lý Nhân Tông nhanh chóng sai kiểm binh đóng ở biên giới, uy hiếp Vật Dương, Vật Ác để phất thanh thế. Lúc này triều đình nhà Tống bắt đầu đề phòng, tăng thêm quân phòng thủ, di dời các tù trưởng đã dâng đất Đại Việt cho Tống vào sâu trong nội địa nước Tống để bảo vệ.

vi-sao-nha-tong-doi-bat-ly-thuong-kiet-nhu-toi-pham-chien-tranh-6
Mọi mưu đồ của nhà Tống đều bị vua tôi nhà Lý phá tan

Tù trưởng Nùng Trí Hội, Nùng Tông Đán là những người đã phản bội Đại Việt dâng đất cho Tống. Khi Đại Việt áp sát biên giới thì những người này lại được nhà Tống hết mực bảo vệ. Việc này càng khiến cuộc chiến ngoại giao giữa hai bên trở nên căng thẳng hơn.

Ở thời điểm đó, dù đưa quân ép sát biên giới song Đại Việt vẫn chủ mềm mỏng, hòa bình để phát triển. Đến năm 1084, sứ bộ Đại Việt do trạng nguyên Lê Văn Thịnh dẫn đầu đoàn sứ giả sang Tống đòi đất. 

Trong sách danh nhân Hà Nội do NXB Hà Nội xuất bản năm 2004 có ghi lại cuộc đối đáp của Lê Văn Thịnh với đặc phái viên nhà Tống trong cuộc họp bàn về vấn đề biên giới như sau:

Tháng 6 năm giáp tý, Lê Văn Thịnh sang nhà Tống đòi lại những đất ấy. Cuộc họp diễn ra vô cùng căng thẳng, nhiều lập luận vô cùng đanh thép được đưa ra.

Dù đuối lý nhưng phải viên nhà Tống vẫn cố cãi cùn rằng: "Những đất mà quân ta chiếm thì đáng trả cho Giao Chỉ. Còn những đất mà các người coi giữ mang nộp để theo ta thì khó mà giả lại".

Lê Văn Thịnh liền đáp lại: Đất thì có chủ. Các viên quan coi giữ mang nộp mà trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ.

Việc chủ giao cho mà tự lấy trộm đã không thể tha thứ, mà trộm của hay tàng trữ thì pháp luật cũng không cho phép. Huống chi nay chúng lại mang đất trộm dâng để làm nhơ bẩn sách sổ nhà vua (triều Tống)!".

Nghe vậy, dù không muốn, Tống Thần Tông vẫn phải trả lại cho Đại Việt 6 huyện đang chiếm giữ trái phép là: Bảo Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phỏng, Cận và hai động Túc, Tang.

Với chiến công này, chỉ ít tháng sau vào năm 1085, Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư, tức chức quan đứng đầu triều đình.

Xem thêm: Thành Ung Châu kiên cố bị Lý Thường Kiệt hạ gục sau 42 ngày cố thủ: 58.000 người xác chất thành núi

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận