Sinh ra đã ở vạch đích nhưng vì sao Đức Phật không tận hưởng cuộc sống vua chúa?
Đức Phật sinh ra đã ở trong nhà vua chúa, có kẻ hầu người hạ, ăn sung mặc sướng, hưởng mọi đặc ân tốt nhất trên đời. Thế nhưng ngài vẫn quyết theo con đường tu đạo, trải qua rất nhiều khó khăn, vì sao vậy?
Đức Phật là người kế thừa ngai vàng của vua cha, tương lai sáng lạn, hứa hẹn biết bao nhiêu điều tốt đẹp. Nhưng Ngài từ chối tất cả.
Không phải vì Ngài quá dại dột mà là Ngài có tầm nhìn xa trông rộng. Ngài thấy được rằng, nếu sống hưởng thụ theo đế vương, làm ít hưởng nhiều thì chắc chắn sẽ lãng phí cuộc đời.
Mặc cho ai đó nuôi giấc mộng đế vương thì Ngài lại cho rằng, ở trong cung điện nguy nga với hàng ngàn người phục vụ chính là chốn địa ngục. Nơi ấy tưởng được sống sung sướng nhưng thực chất lại là tầng tầng lớp lớp sự tranh đấu, chiếm đoạt quyền lực, địa vị.
Nếu một cuộc sống xa hoa nhưng xây dựng bằng máu và nước mắt của người dân vô tội thì liệu có đáng không? Theo lời Phật dạy, bản chất của thế gian là đau khổ. Đau khổ xuất phát từ lòng tham muốn: Mơ ước có nhà cao cửa rộng, tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, địa vị, các phương tiện vật chất, các thú vui hưởng thụ…
Đến khi soi lại chính mình, ta sẽ thấy rằng hầu hết chúng ta thường mơ ước có được cuộc sống sung sướng mà không lường trước được hiểm họ. Nhất là ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ta càng có nhiều cơ hội được nhìn thấy những người có cuộc sống xa xỉ đáng thèm muốn.
Chúng ta thấy họ khoe nhà, khoe xe, sở hữu nhiều bất động sản, mua nhiều biệt thự ven biển, sắm đồ hiệu... dễ như mua mớ rau ngoài chợ. Trong khi chúng ta phải chật vật kiếm từng đồng để lo cho cuộc sống của cả một đại gia đình. Liệu ông trời có đang bất công với chúng ta?
Thế nhưng ta đâu có biết rằng vô số người trong đó họ không thực sự có được hạnh phúc hoặc họ đang có trách nhiệm vô cùng nặng nề cần gánh vác.
Thực tế là trong thời gian qua, không ít người được xem là giàu có hay "có máu mặt" bị bắt. Mới ngày nào họ được ca tụng là đại gia bất động sản, đại gia sàn chứng khoán thì nay đang đối mặt với vòng lao lý. Thế mới thấy, phúc hay họa cũng thay đổi trong gang tấc.
Vì thế, nên nhớ rằng, sống hưởng thụ coi chừng là họa. Nếu cứ bị cám dỗ bởi tiền bạc thì có ngày sẽ có nguy cơ bị mất tất cả. Lúc đó, ta chẳng khác nào con thiêu thân bị hấp dẫn bởi ánh sáng chói lòa và cứ thế lao thân vào đám lửa.
Cuộc đời có nhiều thăng trầm, nếu cứ mãi chi tiền cho việc hưởng thụ, chẳng phòng thân thì một ngày đó, họa đến chúng ta không bị sốc. Khi quá quen với cuộc sống sung sướng, ta đâu thể quen với cuộc sống khó khăn, mua gì cũng phải tính toán, cân đo đong đếm.
Cũng như việc Đức Phật nhắc nhở chúng ta về chữ Nghiệp. Thực ra, Nghiệp cũng chỉ là thói quen. Hay như cuộc sống hiện tại này rất khó để tách khỏi cái cuộc sống đầy đủ vật chất, cái thói quen ưa hưởng thụ ngày qua ngày biến thành thói quen khiến chúng ta chỉ thích hưởng sự nhàn hạ, lười lao động, muốn làm giàu nhanh.
Bên cạnh đó, dù nếu ta có đủ phước để sống cuộc đời sung sướng thì cũng hãy nhớ "tiết kiệm" phước cho mình. Hãy noi gương của Đức Thế Tôn, cho dù bản thân là người đủ phước để sống như một vị vua nhưng Ngài vẫn từ chối vì hiểm họa đi theo nó không ít.
Vì thế, dù chính ta đang được hưởng phước nhưng cũng đừng vì thế mà hoang phí. Thậm chí, nếu có thể, hãy sống thiệt một chút hoặc tạm hiểu như việc sống dưới mức thu nhập của mình, để lại chút tiền tiết kiệm để phòng thân, cuộc sống vì thế mà an toàn hơn.
Xem thêm: Lời Phật dạy về chữ tâm thực ra chung quy lại ở 1 điểm: Tâm tạo nên cuộc đời
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận