Vì sao chiều 30 Tết lại tắm nước lá mùi già?

Ngày 30 Tết, ông bà thường nhắc con cháu đi mua lá mùi già về để đun nước tắm. Tại sao vậy?

Đỗ Thu Nga
09:17 11/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong rất nhiều phong tục được người Việt duy trì vào Tết Nguyên đán thì tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết (chiều Tất niên) được xem là nét đẹp văn hóa mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo đó, những bậc cao niên, ông bà trong gia đình sẽ nhắc nhở con cháu mua lá mùi già về để đun nước tắm vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa trắng, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh non sang nâu tía. Khi đun nước lên thì dậy mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt, không thể trộn lẫn vào đâu được.

Vậy tại sao chiều 30 Tết phải tắm nước lá mùi già? Theo quan niệm dân gian, việc tắm gội bằng nước lá mùi già trong ngày cuối năm cũ là cách để trút bỏ những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những nỗi buồn còn vương vấn trong tâm tư để đón một năm mới vẹn tròn, hạnh phúc.

vi-sao-chieu-30-tet-lai-tam-nuoc-la-mui-gia-0
Tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết là phong tục ngàn đời nay của người Việt

Bên cạnh đó, hương lá cây mùi già còn tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng, vô cùng dễ chịu. Một số người cho rằng, lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, giúp bình phục sức khỏe.

Lá mùi còn có tác dụng tốt đối với những người suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp. thấp khớp, làm dịu cơn co rút và cũng được dùng để trị cảm vô cùng hiệu quả.

Mùi còn có tính sát khuẩn tốt. Tinh dầu mùi chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu. Bởi vậy, tắm nước đun từ lá mùi già có tác dụng làm sạch da, chống viêm nhiễm.

Để có một nồi nước lá mùi già tắm vào chiều 30 Tết thì các gia đình có thể đun theo hướng dẫn sau:

 Bước 1: Chuẩn bị: muối, gừng, 2 bó lá mùi già.

Bước 2: Rửa thật sạch lá mùi và gừng, đập dập gừng (không nên băm nhỏ mà chỉ nên đập dập)

Bước 3: Cuộn bó lá mùi lại sao cho gọn, vừa với nồi, cho gừng, đổ nước gần đầy và đun sôi.

Bước 4: Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm.

Bước 5: Có thể tận dụng lá mùi đã đun để làm thơm nhà bằng cách đổ vào nồi một chút nước, đun lửa nhỏ (đủ để nước bốc hơi).

Dự báo thời tiết 7 ngày Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 từ 09-16/2 trên cả nước

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận