TP HCM đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nào trước khi áp dụng chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội toàn TP theo chỉ thị 16 kể từ 0h ngày 9/7 trong 15 ngày. Vậy trước đó.
Tình hình dịch bệnh ở TP Hồ Chí Minh đang diễn biến hết sức phức tạp. Số ca bệnh liên tục tăng và chưa có xu hướng dừng lại. Thí Minh chiều ngày 7/7, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhận định: TP đang trải qua một cuộc chiến thật sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để phòng, chống dịch. Do đó, thành phố phải năng cao các biện pháp phòng, chống dịch.
Chủ tịch TP Hồ Chí Minh đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội đối với toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, từ 0h ngày 9/7, thời gian áp dụng 15 ngày.
Theo người đứng đầu TP Hồ Chí Minh, dù số ca nhiễm đang tăng nhanh nhưng TP đã chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống. Ông Phong khẳng định, đảm bảo lượng hàng hóa cung ứng cho người dân không cần mua tích trữ, không tập trung đông người.
Ông Phong cũng mong người dân hết sức bình tĩnh, tin tưởng các biện pháp chống dịch của TP, chung sức chung lòng cùng chính quyền TP trong 15 ngày giãn cách xã hội.
Vậy trước khi áp dụng Chỉ thị 16, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nào? Từ ngày 27/5 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã 4 lần thay đổi các biện pháp giãn cách xã hội về phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể:
- Ngày 31/5, TP Bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố và Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp; phường Thạnh Lộc (quận 12). Ngày 14/6, TP Hồ Chí Minh kết thúc đợt giãn cách đầu tiên nhưng số ca bệnh không giảm, thành phố ghi nhận thêm 871 ca nhiễm.
- Từ ngày 15/6, TP Hồ Chí Minh liên tiếp áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố nhưng số ca nhiễm vẫn tăng.
- Ngày 20/6, TP Hồ Chí Minh ban hành riêng Chỉ thị 10 (gọi tắt là Chỉ thị 15+) với yêu cầu giãn cách 1,5 mét; không tập trung quá 3 người nơi công cộng; tạm dừng chợ tự phát...
- Ngày 28/6, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức cho biết, TP Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 từ 0h ngày 29/6. UBND TP Hồ Chí Minh cũng ban hành Kế hoạch Tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch COVID-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như: Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao...
TP Hồ Chí Minh phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ). Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ). Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận.
- Ngày 5/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất TP Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10, lập phương án kiểm soát chặt chẽ người ra, vào TP Hồ Chí Minh.
Cách thức là kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với nCoV được cung cấp qua mã QR code. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp với TP.HCM để hợp mã QR code với hệ thống thông tin về tiêm chủng vaccine, xét nghiệm và khai báo y tế.
Nội dung chính của Chỉ thị 16
Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận