'Hậu duệ vua Trần' xưng đế ở Trung Hoa, kháng cự quân đội của Chu Nguyên Chương là ai?

Sau khi giết Từ Thọ Huy, Trần Hữu Lượng xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa. Nhà Đại Hán một mặt chống quân Nguyên, mặt khác kháng cự với quân đội Chu Nguyên Chương.

Đỗ Thu Nga
08:20 27/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trần Hữu Lượng là con của Trần Ích Tắc?

Theo Wiki, Trần Hữu Lượng (1316 - 3/10/1363). Theo sử sách Trung Hoa, Trần Lữu Lượng là người làm nghề chài lưới. Đến thời Nguyên Thuận Đến (1333 - 1368), Từ Thọ Huy - Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hồng Cân khởi binh, Hữu Lượng tham gia nghĩa quân, dưới trướng tướng Nghê Văn Tuấn. 

Tháng 9 âm lịch năm Chí Chính thứ 17 (1357), ông giết Nghê Văn Tuấn vì lý do mưu phản Tù Thọ Huy. Sau đó tự xưng là Tuyên úy sứ kiêm Bình chương chính sự, khởi binh tấn công các lộ thuộc Giang Tây, tổng chỉ huy quân đội các vùng Giang Tây, An Huy, Phúc Kiến.

Về thân thế của Trần Hữu Lượng có sự mâu thuẫn giữa lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam. Các bộ sách xưa của Việt Nam đều nhắc đến Trần Hữu Lượng, từ Đại Việt Sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền viên cho đến Khâm định sử Thông giám mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. 

tran-huu-luong-co-phai-con-trai-tran-ich-tac-khonghoan-9
Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng, Trần Hữu Lượng tự nhận là con trai Trần Ích Tắc

Trong 3 tài liệu sử này có ghi rằng: Trần Hữu Lượng tự nhận mình là con của Trần Ích Tắc (Trần Ích Tắc là 1 một quốc thích đời Trần nhưng đã đầu hàng quân Nguyên lúc quân Mông Cổ xâm lược nước ta năm 1286).

Ở đây có thể do Trần Hữu Lượng muốn mượn quân đội nhà Trần nhằm phục vụ cuộc chiến của mình nên đã phao tin như vậy. Bởi Trần Ích Tắc hơn Hữu Lượng đến 62 tuổi. 

Theo Minh sử (quyển 123, liệt truyện 11) thì cha của Trần Hữu Lượng sau năm 1364 vẫn còn sống và được nhà Minh phong làm Thừa Ân hầu. Trần Ích Tắc đã chết từ năm 1329.

Ngoài ra, theo Nguyễn Duy Chính trong bài viết về “Cuộc khởi nghĩa triều Nguyên” (Đọc Kim Dung) có chỉ ra, phổ hệ của Trần Ích Tắc do sử gia Trần Quốc Vượng ở Hà Nội đưa ra không thấy có nói đến tên Trần Hữu Lượng.

Vào năm 1980, ông có đem chuyện nầy hỏi sử gia chuyên môn về triều đại Nguyên-Minh người Mỹ, là TS John W. Dardess, giáo sư sử học tại Đại học Lawrence, Kansas (Hoa Kỳ), thì ông nầy cũng cho biết là chưa nghe nói đến.

Trần Hữu Lượng xưng đế Trung Hoa, kháng cự quân đội Chu Nguyên Chương

Từ đầu đến giữa thế kỷ 14, triều đình nhà Nguyên ngày càng suy yếu do tranh chấp đấu đá trong triều, tình trạng tham nhũng và cả gánh nặng từ chiến tranh. Thời kỳ này, nhà Trần dưới thời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông đều là các bậc hiền minh nên chính trị ổn định, kinh tế sung túc, sức mạnh quân sự được đảm bảo. Cũng chính vì vậy mà trong quan hệ Nguyên Mông - Đại Việt thời kỳ này khá êm đềm.

Đến khoảng giữa thế kỷ 14 thì nhà Nguyên bước vào thời kỳ mạt. Các cuộc nổi dậy diễn ra khắp Trung Hoa và nhiều thế lực cát cứ vùng lên sẵn sàng lật đổ triều Nguyên. Trong số đó có lực lượng Hồng Cân mà Trần Hữu Lượng nắm vai trò then chốt trong đó.

Trong Đại Việt Sử ký toàn thư có chép: "Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)".

Sau khi 3 lần đại thắng quân Nguyên, nhà Trần đã loại Trần Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần. Việc này sau cũng được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Năm [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần...".

tran-huu-luong-co-phai-con-trai-tran-ich-tac-khonghoan-7
Trần Hữu Lượng kháng cự quân đội Chu Nguyên Chương ác liệt

Ghi chép của nhà Trần thì Trần Ích Tắc có người con là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Khi ông qua đời, con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy Trần Hữu Lượng. Song sử sách Trung Quốc thì không có chút ghi chép nào về mối quan hệ giữa Ích Tắc và Hữu Lượng. Chỉ chép, Hữu Lượng là người Miện Dương, Hồ Bắc theo nghề chài lưới. Ông nguyên họ Tạ, nhưng vì tổ tiên ở rể nhà họ Trần, nên sau này lấy theo họ đó.

Sau thời điểm sang nhà Trần phát binh trợ giúp năm 1354 nhưng không được đáp ứng, Trần Hữu Lượng ngày càng leo cao trong thế lực cát cứ của Từ Huy Thọ. Tháng 9 âm lịch năm Chí Chính thứ 17 (1357) Lượng giết Nghê Văn Tuấn vì lý do mưu phản Từ Thọ Huy, sau đó tự xưng là Tuyên úy sứ kiêm Bình chương chính sự, khởi binh tấn công các lộ thuộc Giang Tây, tổng chỉ huy quân đội các vùng Giang Tây, An Huy, Phúc Kiến.

Năm 1359, Trần Hữu Lượng sát hại tướng Triệu Phổ Thắng và sau đó cùng Từ Thọ Huy dời kinh đô về Giang Châu (ngày nay là Cửu Giang, Giang Tây), tự lập làm Hán vương.

Năm sau lại giết Từ Huy Lượng, tự xưng đếm quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa, dùng Trâu Phổ Thắng làm thái sư, Trương Tất Tiên làm thừa tướng. Chính quyền Đại Hán một mặt chống nhà Nguyên, một mặt kháng cự với quân đội của Chu Nguyên Chương.

Năm 1363, Hữu Lượng tử trận tại "Đại chiến hồ Bà Dương" khi đánh nhau với quân Chu Nguyên Chương. Quần thần tôn con thứ của Hữu Lượng là Trần Lý lên ngôi, cải niên hiệu thành Đức Thọ. 

Nhưng 1 năm sau, Chu Nguyên Chương đem quân tấn công, hạ được thành Vũ Xương nhằm tháng 2 năm 1364. Lý phải quy hàng, nhà Đại Hán chấm dứt. 

Xem thêm: Cái chết đầy nghi vấn sau 8 tháng đăng cơ của vị hoàng đế triều Nguyễn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận