Tổng hợp những đoạn văn hay của HSG: "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng"

Đây là những đoạn văn hay được trích ra từ bài viết của bạn Tạ Thanh Hương (Phú Thọ). Các bạn học sinh lưu lại để tham khảo nhé.

Đỗ Thu Nga
15:00 13/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mở bài

Giấc mơ thường đem đến cho chúng ta những điều kỳ diệu. Đúng vậy. Có lần tôi đã mơ thấy mình lạc vào miền không gian thơ. Đong đầy trong mắt tôi là biếc của bầu trời xanh, ánh sáng của những vì sao đêm long lanh như chẳng bao giờ tắt. Lắng tai nghe, tôi thấy du dương của những bản "Nguyệt cầm", của những con sóng khát khao ngàn năm không thỏa. Thơ có hoa, có chạm khắc và có nhạc. Đó chỉ là một giấc mơ? Không! Bản chất thực của thơ ca là như vậy. Nói như Sóng Hồng: "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc là chạm khắc theo một cách riêng".

Giải thích: Một số quan niệm về thơ ca

Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trở thành tri âm của nhân loại từ bao thế kỷ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm linh con người. Yêu thơ, và coi thơ như người bạn tri kỷ của mình, người ta đã tìm cho thơ nhiều cách lý giải, định nghĩa. Ai đó đã từng coi thơ là "rượu quỷ sa tăng", thơ là "địa hạt của huyền bí và thần thánh". Cũng có người cho rằng "thơ là lửa, thơ là sự sung mãn của tình cảm mãn liệt" (Balzac). Không là người lang thang trên những nẻo đường thơ ca để mong tìm được cho thơ một tình nghĩa vẹn toàn nhưng có lẽ họ đều bất lực. Bởi con người không ngừng yêu quý thơ ca cũng như không thỏa mãn trước bất cứ một định nghĩa nào về thơ. Mỗi định nghĩa chỉ nói được cho thơ một phần nào đó. Với Sóng Hồng, đứng giữa thế giới thơ ca kỳ diệu, phong phú mà phức tạp ấy, ông phát hiện ra sức biểu đạt rất tuyệt vời của thơ: "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng". Cách nói ngắn gọn, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa.

Kiến giải: "Thơ là thơ"

Xuân Diệu từng phát biểu "ngàn năm còn lại thơ" bởi "thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử" (Senli). Đến với thơ, ai chẳng khao khát tìm được và phát hiện ra những vẻ đẹp thực sự trước hết là của chính nó. "Thơ là thơ". Đó là định nghĩa, tưởng như đơn giản, nhưng kỳ thực xuất phát từ sự hiểu biết khá sâu rộng về đặc trưng thể loại của nó. Đồng thời đây cũng là yêu cầu, là đòi hỏi của độc giả. Tìum đến thơ, trước hết, người ta phải thấy được chất thơ đích thực, mà không một hình thức nghệ thuật nào có được. Đặc trưng của thơ là gì? Cũng như văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng hình tượng trong thơ không phải được xây dựng nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy logic của lý trí, àm nó gắn với cảm xúc, với tâm hồn. Thơ sinh ra từ tình cảm. "Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim" (Duybrlay). Đến với thơ tâm hồn ta phải được chan hòa trong thế giới cảm xúc. Thơ là cơn gió. Tâm hồn ta là mặt nước phẳng lặng và bình yên. Cơn gió thơ có đủ mạnh để làm mặt nước - tâm hồn ta xao động, đó mới thực sự là thơ. Khi Sóng Hồng nói "Thơ là thơ", ông đã khẳng định yêu cầu với thơ ca trước hết phải là chính mình.

tong-hop-nhung-doan-van-hay-cua-hsg-0

Kiến giải: "Thơ là họa, là nhạc"

Nhưng Sóng Hồng không dừng lại ở định nghĩa "Thơ là thơ", ông viết tiết "thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng". Vậy ra thơ không chỉ là chính mình, mà còn mang bóng dáng của các ngành nghệ thuật khác. Trong thơ có âm nhạc, hội họa và điều khắc, tất nhiên "theo cách riêng". Bằng đặc thù riêng của mình, thơ đã hoàn thành được cả sứ mệnh của các bộ môn nghệ thuật đối với cuộc sống. Thơ có tính chất hội họa, âm nhạc, phải chăng người xưa nói: "Thi trung hữu họa", "Thi trung hữu nhạc" đó sao? Mỗi câu thơ, bài thơ dường như chứa đựng một thế giới màu sắc, đường nét và nhạc điệu. Đồng thời thơ có tính hình tượng, do đó trong thơ còn có bóng dáng của chạm khắc. Tưởng như là một sự phi lý. Bởi bài thơ, câu thơ trên trangt sách kia, chỉ là những xác chữ nhỏ bé, vô hồn! Không! Thơ sẽ được sống dậy, được thổi linh hồn và trở thành một cơ thể sống, khi người ta tiếp nhận và chiêm ngưỡng nó với nhận toàn diện và chính xác. Sau những con chữ tưởng như vô hồn ấy chứa đựng cả một thế giới tràn đầy màu sắc và âm thanh, đường nét. Đọc thơ giống như ta sự nhìn đang đứng trước một bứcctranh,k một tác phẩm điêu khắc, hay đang lắng mình trong khúc nhạc du dương. Tất nhiên, thơ không phải vì tính nhạc, vì tính họa avf chạm khắc mà quên đi đặc thù của mình. Như vậy thơ sẽ hòa lẫn.

Chứng minh: "Thơ là họa"

Họa sĩ Ruskin từng nói: "Nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên". Có lẽ nhận định ấy chỉ đúng với hội họa? Mà theo tôi, nó cũng khôngt đủ sức thuyết phục ngay cả với hội họa. Đã là nghệ thuật người ta không phản ánh bằng những chất liệu tự nhiên, nguyên sơ, khô cứng từ đời sống. Nghệ thuật đầu phải chỉ "mô phỏng tự nhiên". Đặc biệt là thơ. Thơ ca phản ánh cuộc sống với những đường nét màu sắc, không bao giờ chỉ là hình hài thật sự của cuộc đời thực mà bao giờ cũng chứa đựng linh hồn:

"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trỏnguongj lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh"

(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)

Mùa xuân trong thơ Đoàn Văn Cừ hiện về với những xôn xao trong lòng tạo vật, với những sắc màu kỳ diệu của thiên nhiên. Khổ thơ bốn câu mà như hội tụ được hết thảy sắc màu; màu trắng long lanh của giọt sương mai, màu tía của nắng sớm, màu xanh của rặng núi và màu đỏ của đồi...

Chứng minh: "Thơ là họa"

Thế nào là màu nắng tóa? Thật kỳ lạ? Có lẽ trong nghệ thuật hội họa ít ai có thể truyền đến cho người xem màu trắng tía. Nhưng Đoàn Văn Cừ - nhà thơ của chúng ta đã làm được điều đó bằng thơ. Màu nắng ấy không đập vào trực giác của người đọc, nó len vào tâm hồn và đọng lại trong trí tưởng tượng của ta... Đọc thơ Đoàn Văn Cừ ta thấy hiển hiện một bức tranh sặc sỡ sắc màu. Nhưng không phải màu sắc của sự "mô phỏng tự nhiên". Trong bức tranh ấy ta nhận ra tấm lòng yêu mến cuộc sống thiết tha của nhà thơ. Trong bức tranh ấy có linh hồn, có trái tim nhà thơ.

Chứng minh: "Thơ là nhạc"

Tôi đã thiết tha yêu những vần thơ giàu chất nhạc, những vần thơ đọc lên nghe như một bản dương cầm. Tính nhạc trong thơ cơ bản được tạo nên từ nhập điều. Nhịp thơ với các biểu hiện phong phú nó đã đẩy tính nhạc trong thơ lên đỉnh cao. Voltaire từng nói: "Thơ là sự hùng biện du dương" phải chẳng một phần ông quan niệm và đề cập tới tính chất đặc thù của thơ: tính nhạc. Có thể nói "nhịp thơ, đó là sức mạnh cơ bản là năng lượng của câu thơ" (Mayakovsky). Nhịp thơ làm nên nhạc thơ. Không phải ngẫu nhiên, đọc "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du, ta như được thưởng thức "thiên đoản mệnh" Thúy Kiều với những thúc nhạc ai oán tê lòng. Hay tiếng sáo trong "Tiếng sao thiên thai" Thế Lữ, đủ làm tâm hồn ta chơi vơi, nao nao giữa miền không gian rộng lớn của cõi tiên và của chốn Bồng Lai... Thơ có mãnh lực diệu kỳ là truyền đến cho ta những âm thanh đầy tính nhạc. Âm thanh ấy tác động đến tâm hồn ta không bằng tri giác, như nghệ thuật âm nhạc thuần túy. Đặc biệt, âm thanh nhạc thơ như chuyển tải được cả linh hồn sống động của bản nhạc:

"Bỗng nghe trong ngục sao vi vu,

Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu:

Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi,

Lên lầu ai đó ngóng trông nhau".

(Người bạn tù thổi sáo - Hồ Chí Minh)

Xem thêm: Lưu ngay 12 tấm gương tiêu biểu làm dẫn chứng cho đoạn văn NLXH 200 chữ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận