Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc trong "Tây Tiến"

Trong bài biết này, chúng ta cùng tìm hiểu một chút lý luận văn học về "thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc" trong bài thơ Tây Tiến.

Đỗ Thu Nga
10:00 26/02/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thơ - nhạc - họa đều là những loại hình nghệ thuật nhưng cái cốt yếu làm cho ba loại hình nghệ thuật này trở nên khác nhau rõ ràng nhất chính là chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc, âm nhạc dùng giai điệu và âm thanh thì thơ ca lại dùng ngôn từ làm chất liệu nghệ thuật. Và chính vì ngôn từ mag đặc điểmphi vật thể và giàu sức gợi hình, gợi ảnh mà thơ ca có sức gợi mở dồi dào, mạnh mẽ, sự tái hiện của nó phong phú hơn, bao quát hơn cả hội họa và âm nhạc. Nó tác động vào trí tưởng tượng của con người, khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu. Nếu hội họa chỉ tái hiện được những đối tượng trong trạng thái tĩnh, âm nhạc chỉ gợi ra trạng thái của âm thanh, một phần tính chất của đối tượng thì văn học, mà ở đây là thơ ca có thể diễn tả được cả những đối tượng đang diễn biến, cả quá trình với không chỉ về mặt hình ảnh, màu sắc mà còn là âm thanh, linh hồn của đối tượng. Có thể nói rất khó để mang cả thế giới vào một bức tranh, một bản nhạc nhưng thi ca có thể làm được điều đó. và có thể đó chính là lý do ngôn từ trở thành một trong những phương tiện giao tiếp chính của con người chứ không phải đường nét, màu sắc và giai điệu.

Tuy có những điểm khác nhau ấy, song giữa thơ ca, hội họa và âm nhạc luôn có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Như Sóng Hồng đã từng nhận xét: “Thơ là thơ, nhưng thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”, ba loại hình nghệ thuật này có thể đan xen nhau trong một tác phẩm. Khi một bài thơ bộc lộ rõ cảm quan về hội họa, âm nhạc, tạo được sự hài hòa giữa các yếu tố tạo hình, tạo thanh và cộng hưởng được với nhau thì ta đã đạt đến “Thi trung hữu nhạc” ,”Thi trung hữu họa”.

thi-trung-huu-hoa-thi-trung-huu-nhac-trong-tay-tien

Vậy tại sao lại có sự kết hợp, đan xen, giao hòa ấy? Phải chăng nó xuất phát từ nguồn gốc ra đời của thi ca? Cuộc đời là mạch ngầm nơi dòng sông văn thơ bắt nước. Văn học phản ánh hiện thực đời sống, thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh, tái hiện cuộc sống qua hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh như ta đã đề cập. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng, hình tượng nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ ca là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm, bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào điểm tựa cụ thể để hữu hình hóa chúng.  Nhà thơ -  những “người mơ”, “người điên” ( Chế Lan Viên) -  lại mang trong mình một sứ mệnh đặc biệt, một thiên chức mà chẳng ai có thể thay thế nổi. Đó là mang hương sắc cho đời,  mang cái đẹp đến cho vạn vật. Nếu thế giới chỉ còn hai màu trắng đen thì họ sẽ là người mang về những áng màu rực rỡ.  Pautovsky từng nói: “ Cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật là trí tưởng tượng”. Bằng trí tưởng tượng của mình,  nhà thơ vẽ ra trong những áng thơ của họ những bức họa về thiên nhiên và về cả con người và cuộc đời. Chính sự gặp nhau nơi tính chất giàu hình ảnh và đường nét, thơ ca và hội họa đã đan cài vào nhau, làm nên những hình ảnh ảo mà thật, vô hình nhưng cũng hữu hình. “Thi trung hữu họa” là ở chỗ ấy.

Nếu như “ Thi trung hữu họa”  xuất phát từ bản chất hiện thực cuộc sống của thơ và thi nhân thì cơ sở  của “Thi trung hữu nhạc”  là gì? Câu trả lời chính bởi thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp của những cảm xúc, tình cảm của con người. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ví von “ tiếng lòng” thay vì “bức tranh lòng” và “bức tranh cuộc sống” thay cho “bài hát cuộc sống”. Cảm xúc của con người biểu hiện mạnh mẽ nhất ở thanh điệu, nhịp điệu của lời nói. Tính nhạc là đặc thù cơ bản của việc phô diễn tình cảm của thi ca. Voltaire  từng nói: “ Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” là ở lẽ đó.   m thanh và nhịp điệu chính là chất xúc tác làm tăng hàm nghĩa của từ ngữ, gợi ra nhiều điều - những sắc thái mà từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu trong bài thơ thể hiện ở nhịp vận động của cuộc sống với những âm thanh thiên nhiên và nhịp đập của trái tim nơi bước đi của tình cảm con người in dấu . Có thể nói “thi trung hữu nhạc” cũng như “thi trung hữu họa” là những đặc trưng, nét riêng của đặc sắc thi ca và là một minh chứng cho sự giao hòa đan xen, cộng hưởng của những hình thái nghệ thuật khác nhau.

Vậy "thi trung hữu họa" và "thi trung hữu nhạc" được thể hiện như thế nào trong "Tây Tiến" của Quang Dũng?

Thi trung hữ họa:

- Bức tranh về khung cảnh thiên nhiên miền núi phía Tây hùng vĩ, hiểm trở, hoang vu, dữ dội những cũng đầy thơ mộng trữ tình:

    +Ở cách Quang Dũng vẽ dáng hình núi

    +Cách nhà thơ vẽ sương

    +Cách nhà thơ vẽ mây

    +Cách nhà thơ vẽ mưa

    +....

=> Tất cả đều giúp làm hiện ra trong tâm trí bạn đọc một bức tranh về thiên nhiên rất rõ nét và sinh động.

-Bức chân dung về người lính Tây Tiến hào hùng nhưng cũng vô cùng hào hoa. 

Thi trung hữu nhạc: Xuân Diệu nhận xét: “Đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng”

- Miêu tả âm thanh của núi rừng

- Thể thơ thất ngôn mang âm hưởng trầm hùng

- Phối hợp nhiệp nhàng giữa điệp từ, hiệp vần và thanh bằng trắc

- Sử dụng từ láy linh hoạt

- Và trên hết là nhạc điệu, là tiếng lòng của nỗi nhớ da diết, bâng khuâng.

(Nguồn ảnh: Guilherme Uedda - Pinterest)

Xem thêm: Sự đối chọi và hòa điệu trong "Tây Tiến"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận