Tấn Vũ Đế và lệnh cấm dân chúng kết hôn để độc chiếm hết mỹ nhân trong thiên hạ

Tấn Vũ Đế muốn tuyển chọn con gái nhà lành trong cả nước làm phi tần nên đã ra lệnh "cấm dân chúng tiến hành hôn lễ, dựng vợ gả chồng, nhà nào có ý định giấu con gái hoặc kháng lệnh sẽ bị trừng phạt".

Đỗ Thu Nga
12:00 20/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tấn Vũ Đế (236-290), tên thật là Tư Mã Viêm, ông trị vì từ năm 266 đến năm 290, tổng 24 năm. Tấn Vũ Đế là vị vua đầu tiên của nhà Tây Tấn. Ông chính là người có công thống nhất đất nước sau thời gian dài hơn 100 năm nội chiến hậu thời kỳ Tam Quốc. 

Sau khi lên ngôi, Tấn Vũ Đế cai trị đất nước theo nguyên tắc "vô vi", khoan thư sức dân, phát triển sản xuất, giúp kinh tế phát triển thịnh vượng. Song ông lại có tật vô cùng xấu đó là ham mê sắc dục, chuyên quyền hống hách, tiêu xài hoang phí.

Vợ của Tấn Vũ Đế là Hoàng hậu Dương Diễm vô cùng xinh đẹp, khoan dung độ lượng, biết cách cư xử nhưng vẫn bị thất sủng. Năm Thái Thủy thứ 10 (274), Dương hoàng hậu bệnh nặng. Trên giường bệnh bà vẫn toan tính cho gia tộc, ngăn cản Tấn Vũ Đế lập sủng phi Hồ Quý làm Hoàng hậu mà tiến cử em họ Dương Chỉ vào cung với hy vọng bảo toàn danh vọng, phú quý cho gia tộc. 

tan-vu-de-va-lenh-cam-dan-chung-ket-hon-de-doc-chiem-my-nhan-9
Tấn Vũ Đế là người có công thống nhất đất nước sau thời gian dài hơn 100 năm nội chiến hậu thời kỳ Tam Quốc

Dương Chỉ tuổi trẻ, có nhan sắc, khéo léo nên được Tấn Vũ sủng ái. Đến ngày 25/8 cùng năm, Dương Diễm hoàng hậu qua đời, hưởng thọ 36 tuổi.

Dù hung hăng hống hách nhưng Tấn Vũ Đế cũng rất sợ và tôn trọng Hoàng hậu  Dương Diễm. Việc lập phi đều chiều theo ý bà. Chỉ đến khi Hoàng hậu qua đời, ông mới được thoải mái quyết sách chuyện lập phi. Cũng từ đây mà xuất hiện lệnh "cấm dân chúng kết hôn".

Trong cuốn "Võ Nguyên Dương Hoàng hậu truyền" có đoạn viết: Tấn Vũ Đế muốn tuyển chọn con gái nhà lành trong thiên hạ vào cung làm phi tần nên đã ban lệnh "cấm dân chúng tiến hành hôn lễ, dựng vợ gả chồng. Nhà ai có ý định giấu con gái hoặc kháng lệnh sẽ bị trừng phạt”. Sứ giả của nhà vua tới các châu, quận để truyền lệnh vua ban.

Theo lệnh này, từ quan trung đẳng trở lên và sĩ tộc phổ thông cũng phải tiến cử con gái trong gia tộc cho Tấn Vũ Đế. Nhiều gia đình giàu có phải cho con gái ăn mặc rách rưới, giả bệnh để không bị tuyển vào cung. Trong 1 đêm tuyển đến 10 người, có khi cả trăm người.

tan-vu-de-va-lenh-cam-dan-chung-ket-hon-de-doc-chiem-my-nhan
Để thỏa mãn lòng đam mê sắc dục của mình, ông đã ra lệnh cấm dân chúng kết hôn

Lệnh cấm nhân dân không được kết hôn được xem là lần đầu xuất hiện trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Hơn thế nữa, phạm vi tuyển phi rộng khắp cả nước. Vì không gì cao hơn lệnh của vua nên không ai dám cãi hoặc kháng cự. 

Năm Thái Thủy thứ 9, toàn bộ hôn lễ đều bị hủy bỏ, tất cả mỹ nữ trong thiên hạ kể cả người có hôn ước từ trước đều có tên trong danh sách mỹ nữ tiến cung. Tấn Vũ Đế còn yêu cầu con gái các quan lại trong triều ứng tuyển. Nếu kháng lệnh này sẽ bị xử tội và không có một gia tộc nào dám kháng cự. 

Khi quân Tây Tấn đánh thắng quân Ngô, Tấn Vũ Đế nghe nói người đẹp Giang Nam không giống mỹ nhân Bắc Kinh, nhất là người đẹp ở Ngô Việt thùy mị, kiều diễm, khiến người khác mê mẩn. Thế là ông đã hạ lệnh tuyển mỹ nữ Giang Nam vào cung. Sau khi Ngô quy hàng nhà Tây Tấn, tất cả mỹ nhân của vua Ngô đều phải vào cung Lạc Dương của Tấn vương (khoảng 5.000 người). Và như thế, mỹ nhân trong cung của Tấn Vũ Đế lên đến hơn 10.000 người. 

Vì cung điện quá nhỏ không chứa hết được mỹ nhân, Tấn Vũ Đế sai người đêm ngày xây thêm cung điện, bố trí ổn thỏa chỗ ăn ở cho các phi tần. Còn ông bắt đầu cuộc sống trụy lạc.

tan-vu-de-va-lenh-cam-dan-chung-ket-hon-de-doc-chiem-my-nhan-4

Có quá nhiều mỹ nhân nên Tấn Vũ Đế đã nghĩ ra cách vô cùng đặc biệt để chọn người "lâm hạnh" với mình mỗi đêm. Theo ghi chép, Tấn Vũ đến gọi cách này là "dương xe vọng hạnh". Có nghĩa là, vị vua này sẽ tọa trên cỗ xe do dê kéo, rong ruổi trong cung. Xe dê dừng ở cung (hay phòng) của phi tần nào thì sẽ chọn người đó để "lâm hạnh".

Tương truyền, trong cả vạn cung tần mỹ nữ của Tấn vương, chỉ có người tên Phan Thục Phi là nghĩ ra cách để xe dê dừng trước cung của mình. Bà tìm hiểu kỹ về món khoái khẩu của đê nên trồng trước cung rất nhiều trúc tươi, cộng thêm việc rắc nước muối trước cửa cung để dụ những con dê đến. Chính vì vậy, nàng thường xuyên được Tấn vương "lâm hạnh".

Thục Phi không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn khiến Tấn Vũ Đế hài lòng trong chuyện chăn gối. Chính vì thế mà ông trao cho nàng quyền cai quản cả hậu cung. Sau này, các phi tần khác cũng học Thục Phi nhưng khi đó, quyền lực đã ở trong tay bà.

Cuộc sống buông thả đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của Tấn Vũ Đế. Tư Trị Thông Giám từng nói rằng: "Cực ý thanh sắc, toại chí thành tật” đại ý là do việc ham mê dục vọng, sắc đẹp quá đà mà sinh ra bệnh tật. Bởi vậy, năm Công nguyên 290, Tư Mã Viêm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 55 tuổi.

Xem thêm: Màn "trả đũa" bọn buôn người chấn động Trung Quốc một thời: Nạn nhân 18 tuổi "tương kế tựu kế" lừa bán kẻ định bán mình

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận