So sánh chi tiết "A Sử trói Mị" (Vợ chồng A Phủ) và "gã đàn ông đánh vợ" (Chiếc thuyền ngoài xa)

Đây là một đề văn so sánh khá hay mà các bạn học sinh lớp 12 đừng bỏ qua. Nó rất hữu ích trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Đỗ Thu Nga
15:00 03/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

[...] Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc. Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr13,NXBGD 2008)

 [...] Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn:"Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!".

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

(Trích “ Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

BÀI VIẾT GỢI Ý:

Một đại thi hào đã từng nói "văn học là nhân học", đặc sắc nhất của văn học là quan tâm tới cá thể, cá tính, cá nhân, quan tâm đến tính cách và số phận con người. vì vậy nhà văn không chỉ là nhà văn mà họ còn là những nhà nhân đạo tìm kiếm cái đẹp, cái tốt của con người qua những đứa con tinh thần của mình. tô Hoài với "Vợ chồng A Phủ" và Nguyễn Minh Châu với "Chiếc thuyền ngoài xa" từ hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, Mị và người đàn bà hàng chài.

Tô Hoài là nhà văn, cây bút viết văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. "Vợ chồng A Phủ" trong tập "Truyện Tây Bắc" là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Tác phẩm viết về cuộc sống tối tăm, những tủi nhục mà nhân vật phải trải qua và cũng từ đó là những khát vọng sống, sức sống tiềm tàng trong một cô gái đã mất đi ý thức với chính bản thân mình để rồi cuối cùng đã giải phóng cho chính mình và người khác.

Một cây bút tiên phong trong thời kỳ đổi mới, giai đoạn sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ những năm 80 trở về sau những tác phẩm của ông mang cảm hứng triết luận về những giá trị cá nhân, giá trị cốt lõi của một con người. Những đặc điểm sáng tác đó được khắc họa qua nhân vật người đàn bà hàng chài, sự xấu xí về vẻ đẹp bên ngoài của bà và cả những hành động tưởng như điên rồ nhưng thực chất tận sâu bên trong là một con người hoàn toàn khác, sự vị tha yêu thương con cái của bà. dù có là sự đau đớn về thể xác khi bà bị chồng mình hành hạ, bạo hành nhưng bà lại có một thái độ nhịn nhục vì ở bà là sự thấu hiểu, những giá trị mà Nguyễn Minh Châu muốn cho người đọc hiểu và cảm nhận được.

so-sanh-chi-tiet-a-su-troi-mi-va-ga-dan-ong-danh-vo-8

Trong đoạn trích "Vợ chồng A Phủ" là hồi kết của phần một trong đoạn truyện kể về đêm mùa đông. Một con người từng rất yêu đời, một cô gái trẻ đẹp giờ đây chỉ còn lại trong cô là sự vô cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Mị đã mất đi ý thức trước sự việc A Phủ bị trói và còn mất đi ý thức với chính bản thân mình giờ cô chỉ còn là cái xác không hồn. với việc sử dụng ngôi kể thứ 3, Tô Hoài dùng lời kể nửa trực tiếp để diễn đạt và để đi sâu vào tâm hồn của Mị. Đây là một trong những chi tiết tạo nên thành công của "Vợ chồng A Phủ". Đoạn trích mang lại một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, giúp họ thấu hiểu được sự tủi nhục của Mị phải trải qua.

Nằm giữa đoạn truyện và là một trong hai khám phá của nghệ sĩ Phùng khi đến vùng biển. qua ống kính, góc nhìn của người nghệ sĩ trước sự bạo hành và hung bạo của người đàn ông hàng chài, hắn trút cơn giận của bản thân bằng chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa lên lưng của vợ hắn. Sự đau đớn về thể xác và nhận những lời lăng mạ từ lão chồng nhưng thái độ của người đàn bà lại là sự nhịn nhục, không chống trả không trốn chạy cũng không nói, kêu lấy nửa lời chỉ đơn giản là chịu đựng. Nguyễn Minh châu đã khéo léo sử dụng ngôi kể thứ nhất, cũng chính là góc nhìn của một người nghệ sĩ để kể lại câu chuyện thông qua đó. Sự thành công của chi tiết cũng chính là khám phá quan trọng của người nghệ sĩ. Đó cũng là chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

Đêm mùa đông năm ấy, A Phủ bị trói ở cái cột trước sân nhà vì anh đã làm mất bò khi đi chăn. Bị trói, không được ăn không được uống gì, A Phủ đang chết dần chết mòn ở đó như một người đàn bà từng làm ở đây cũng phải chịu sự áp bức từ nhà thống lí Pá Tra. Chính trong đêm đông đó có lẽ cũng là lần đầu tiên A Phủ mở đôi mắt và thấy Mị, người con gái gán thân trả nợ cho gia đình. Mị ra chỗ A Phủ bị trói mà đím lò bung ngô, nấu cháo lợn vào mỗi sáng và cũng ra đó mỗi đêm để sưởi lửa. Kì thay nàng không hề biết đến sự tồn tại của A Phủ đang chết dần chết mòn vì lạnh vì đói ở ngay đó, cũng phải thôi vì đến chính bản thân mình

Mị còn thờ ơ mà! Đêm nào cũng vậy Mị vẫn ngồi ở cái chỗ đó, cái chỗ mà A Sử đã đánh Mị khi thấy nàng ngồi sưởi lửa trong đêm đông lạnh giá. Mỗi đêm khi nghe thấy tiếng lửa phập phùng, A Phủ lại mở mắt cùng lúc đó Mị nhìn sang,  không biết đã ngồi đây sưởi lửa biết bao lần mà tận bây giờ Mị mới thấy mới để ý đến sự tồn tại của A Phủ trong không gian này. Nhưng thật là dù đã thấy nhưng Mị vẫn thản nhiên, vẫn ra đó sưởi lửa, hơ tay như thường. Ta cũng thấy được hành động vô cùng tàn nhẫn và vô lí của A Sử khi trói A Phủ vào cột bỏ đói cho chết lạnh, chết đói và còn đánh Mị, đối với A Sử chắc hẳn hắn không hề coi nàng là vợ mình mà chỉ đơn giản là một người làm gán thân trả nợ cho gia đình, một nô lệ với hắn không hơn không kém. Qua đó cũng tố cáo chế độ, tội ác của bọn thống trị miền núi đã chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống của con người làm họ bị tê liệt ý thức phản kháng và cạn khô nguồn nhựa sống qua những hành động tàn ác. Mị đã cạn khô nguồn nhựa sống, tê liệt ý thức phản kháng còn lại trong đó chỉ là cái xác không hồn chỉ biết làm việc một cách vô thức, mất đi ý thức với mọi thứ xung quanh và với chính bản thân mình. Qua A Phủ, việc A Phủ bị bỏ đói, mặc cho giữa mùa đông lạnh giá đến mức có thể chết cũng là một phần tố cáo sự tàn nhẫn, dã man của bọn phong kiến địa chủ thống trị thời xưa.

Tô Hoài đã miêu tả một cách chi tiết nội tâm sâu sắc và tinh tế bằng lời kể nữa trực tiếp với ngôi kể thứ ba, từ đó thể hiện được nội tâm của Mị và cái nhìn của Mị với thế giới xung quanh, những sự áp bức bóc lột của chính nhân vật và A Phủ phải chịu khi sống như trâu như ngựa trong nhà thống lí Pá Tra. Tác giả cũng tập trung kể về diễn biến của sự việc giúp người đọc thấy được sự vô cảm của nhân vật đối với bản thân và những nhân vật khác đồng thời cũng cho người đọc cảm nhận được sự thống khổ của các nhân vật phải chịu đựng.

so-sanh-chi-tiet-a-su-troi-mi-va-ga-dan-ong-danh-vo-9

Với đoạn trích của "Chiếc thuyền ngoài xa" qua góc nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng ta thấy sự vũ phu, bạo hành của người đàn ông hàng chài đối với vợ mình. Hắn ta rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa chẳng nói năng gì mà cứ vậy hắn đập liên tục vào lưng người đàn bà, cơn giận của hắn như lửa cháy vậy. Kèm theo mỗi nhát quất hắn đều quát, nguyền rủa "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Những hành động của lão ta thực sự tàn nhẫn, dù gì người đàn bà kia cũng là vợ hắn vậy mà hắn đánh không hề thương tiếc chửi rủa đủ thứ, hắn ta thật vũ phu. Nhưng mỗi nhát đánh của hắn, hắn đều thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két lại có cảm giác gì đó thật nặng nề thật đau đớn, có lẽ chính hắn ta cũng phải chịu những áp lực không tưởng. Qua chính cái cách đáp trả lại cơn giận như lửa cháy của lão ta, sự nhẫn nhục cam chịu của người vợ. Hành động đó thật điên rồ, khác thường khi người vợ không hề kêu lấy một tiếng, không hề phản kháng hay thậm chí là chạy trốn. Không hề có một sự phản kháng nào, có lẽ chính người đàn bà ấy cũng hiểu được vì sao mình lại nhận lấy cơn giận của lão chồng và thông cảm cho hắn ta để hắn ta trút cơn giận, những áp lực mà lão phải trải qua lên người mình. Ở cả lão ta và cả người vợ đã phản ánh nỗi đau khổ của con người trong cuộc sống mưu sinh thường nhật, hoặc sẽ như lão chồng áp lực dồn nén đến mức hắn ta thay đổi trở nên độc ác, đày đọa lẫn nhau những áp lực mà hắn chỉ có thể tìm thấy lối thoát bằng cách trút nó lên người vợ của mình. Hoặc sẽ như người vợ trở nên cam chịu, nhẫn nhục một cách bất thường, ù lì đi mà chả còn phản kháng lại nữa.

Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc miêu tả hành động, việc làm và thái độ của nhân vật qua sự quan sát, chứng kiến của nghệ sĩ Phùng. Thể hiện rõ được sự bạo hành của người đàn ông và sự nhịn nhụng vô cùng lạ lùng của người đàn bà hàng chài. Qua những hành động của lão đàn ông, sự thô bạo bên ngoài nhưng ngược lại là một nội tâm đau đớn bên trong, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng thủ pháp đối lập để thể hiện được cả nội tâm phức tạp bên trong con người bạo lực đó và cái cách người vợ nhịn nhục kì lạ để rồi cho người đọc hiểu được sự vị tha mà người đàn bà ấy đặc biệt có.

Cả hai đoạn văn đều là những đoạn trích hai truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu, chúng đều miêu tả nỗi đau khổ đến thành chai sạn, đến mức vô cảm mất đi ý thức sống của con người bằng ngòi bút miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế của hai nhà văn. Họ có một trái tim đồng cảm chứa chan đầy tình yêu thương đối với những số phận, mảnh đời đầy nghiệt ngã phải chịu khổ chịu khó mà sống như thân trâu thân ngựa.

Hai nhà văn đã thành công trong việc tìm kiếm cái đẹp, cái tốt của con người qua hai nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài, đó là những khám phá phát hiện về cuộc sống và con người của hai nhà văn lớn. Giàu yêu thương và sự đồng cảm, mỗi đoạn trích là một lát cắt của cuộc sống phản ánh nên sự thật của cuộc sống mà chính những con người lao động phải trải qua, Có thể những hành động là khác nhau nhưng đều là những nỗi đau khổ mà họ phải trải qua đến mức chai sạ, mất dần đi ý thức sống và không còn sức lực để phán kháng lại nữa. Họ đề là những nạn nhân của những vụ bạo hành ở các thời kì khác nhau qua những góc nhìn khác nhau của hai nhà văn. Từ đó cũng làm nổi bật lên cái giá trị, những giá trị sâu sắc ẩn trong mỗi con người được họ khắc họa một cách chân thật và tinh tế nhất.

Hai đoạn văn dù có rất nhiều điểm tương đồng về giá trị và nghệ thuật nhưng vẫn có những sự khác biệt ở hai đoạn, đoạn văn của Tô Hoài miêu tả nỗi đau khổ của người lao động thời bấy giờ dưới sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến địa chủ tàn bạo miền núi trước Cách mạng, Mị và A Phủ chính là nạn nhân của sự thống trị tàn bạo đó, hai người họ đại diện cho chính tầng lớp lao động khổ sai thời phong kiến phải chịu những áp bức cùng cực của bọn địa chủ. Qua đó, tác giả cũng tố cáo tội ác của bọn thống trị, lên án những điều sai trái mà chúng gây ra cho người dân, giai cấp lao động.

Ở đoạn trích trong "Chiếc thuyền ngoài xa", Nguyễn Minh Châu đã miêu tả nỗi khổ của con người do hoàn cảnh sống nghèo đói khổ cực, cuộc đời xô đẩy để rồi họ trở nên tàn ác và xấu xa hơn bao giờ hết hoặc họ trở nên cam chịu ù lì hơn. Những con người này họ vừa là thủ phạm cũng vừa là nhạn nhân của tội ác mà con quỷ nghèo đói mang đến cho họ sự bất hạnh đồng thời cũng làm biến chất con người họ trở thành một người hoàn toàn khác.

Hai sáng tác ở hai chặng đường lịch sử khác nhau, hai tác phẩm là kết quả sáng tạo của hai nghệ sĩ. Mỗi đoạn trích đều thể hiện trong nó một khám phá, một phát hiện riêng mà hai nhà văn muốn truyền tải đến cho người đọc. sự đau khổ tột cùng mà người dân, người lao động phải trải qua trong cảnh nghèo đói, sự thay đổi về tính cách về con người để rồi cuối cùng họ tháo bỏ được sự trói buộc của mình và của người khác, sợi dây trói thần quyền và cường quyền giam lỏng tâm hồn cũng như con người mỗi người trong sự nghèo đói, áp lực dày vò họ đến mức biến chất không thể nhận ra.

Hai đoạn trích dù ngắn ngủi nhưng góp một phần không nhỏ trong việc làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và "Chiếc thuyền ngoài xa" Giúp tác giả khẳng định được sự đóng góp của mình trong nền văn học dân tộc. Sự tìm tòi, khám phá ra những cái đẹp, cái tốt của con người trong xã hội mà ít ai chạm đến được.

Xem thêm: So sánh "giọt nước mắt" của A Phủ (Vợ chồng A Phủ) và bà cụ Tứ (Vợ nhặt)

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận