So sánh "giọt nước mắt" của Chí Phèo và A Phủ: Nước mắt rơi xuống, tình người dâng lên!

Giọt nước mắt của Chí Phèo và cả giọt nước mắt của A Phủ, dù rơi trong hoàn cảnh khác nhau, từ những nhân vật hoàn toàn trái ngược, nhưng đều là giọt nước mắt rơi vào lòng người, đều là giọt nước mắt cháy lên khát vọng sống, khát vọng tự do.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA NỖI ĐAU SỐ PHẬN

Đối diện với cái chết đã gần kề, một người cứng rắn như A Phủ cũng không tránh khỏi giọt nước mắt bất lực. Trước hết, đó là giọt nước mắt uất ức khi phải chịu đựng cái chết phi lý, chịu đựng sự áp bức của cường quyền mà không cách nào thoát ra. Một giọt nước mắt rất "người" mà Tô Hoài đã khắc họa hoàn hảo khi xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ.

GIỌT NƯỚC MẮT CHÍ PHÈO CHO MỘT KIẾP LẦM THAN

so-sanh-giot-nuoc-mat-cua-chi-pheo-va-a-phu-9

Đứng trước lằn ranh sự sống - cái chết, thiện - ác, Chí Phèo đã rơi nước mắt. Giọt nước mắt của Chí cũng bùng lên khát vọng sống, sống như một con người với thiên lương thực sự, với cái lương thiện hắn từng đánh mất. 

Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, một tên quỷ dữ của làng Vũ Đại, kẻ đã bị tha hóa đến cùng cực - bị đẩy ra khỏi xã hội loài người mà vẫn còn biết khóc. Hắn khóc khi lần đầu cảm nhận được hơi ấm tình người - khi vẫn còn thấy lo sợ, thấy bất ngờ trước bát cháo ấm nóng lạ lẫm kia: "Hắn thấy mắt mình ươn ướt". Hắn khóc lặng lẽ, kín đáo; khóc mà không nhận ra sự chuyển hóa âm thầm trong đời mình. Từ một con mắt của quỷ dữ, chỉ nhìn đời bằng sự ráo hoảnh, căm thù; đôi mắt của hắn đã biết khóc, biết chảy nước mắt vì hơi ấm tình thân, tình người ấm nóng. Giọt nước mắt của hắn cũng là nỗi phẫn uất với tội ác cường quyền. Chính kẻ mượn quyền áp dân ấy đã gây ra bao nỗi đau khổ, mà lần này chính là Phủ và Chí Phèo.

GIỌT NƯỚC MẮT A PHỦ ĐÁNH THỨC LƯƠNG TRI

so-sanh-giot-nuoc-mat-cua-chi-pheo-va-a-phu-8

Nếu giọt nước mắt của Chí Phèo đánh thức thiên lương trong chính con người hắn, thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức trái tim ấm nóng đã ngủ yên quá lâu của Mị. Có lẽ sau này, khi nên duyên vợ chồng, Mị sẽ có tình cảm với A Phủ, nhưng tình cảm lúc này Mị dành cho A Phủ có lẽ chỉ có sự đồng cảm, có sự kết nối giữa những người chung kiếp đày đọa, có bản tính lương thiện vốn có của một cô gái từng nhạy cảm và yêu thương. Thấy người kia bị trói đứng ở đó, lúc đầu Mị vẫn dửng dưng "thản nhiên thổi lửa, hơ tay" - không phải vì cô tàn ác, lạnh nhạt; mà là bởi đã quá lâu không cảm nhận được tình thương, không sử dụng con tim để yêu thương ai nữa. Nhưng khi "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại", Mị nhớ ra "đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng như kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không biết lau đi được". Mị nhận thấy sự tàn bạo đến vô lý của xã hội, của cha con nhà thống lý, của bọn địa chủ phong kiến: "Chúng nó thật độc ác" - Một ý nghĩ đơn giản thức tỉnh người con gái ấy "người kia việc gì mà phải chết".

Vậy là giọt nước mắt của A Phủ đã rơi xuống, làm khuấy động mặt nước tĩnh lặng trong tâm hồn Mị, thức tỉnh Mị, để Mị vẫn nhớ mình là một người thiện lương, làm những việc thiện lương. Và từ suy nghĩ đột nhiên ấy, Mị đã đi tới một quyết định táo bạo, nhưng cũng đầy tính "người" - cởi trói cho A Phủ. Nhà phê bình Hà Minh Đức đã viết về "hạt bụi vàng" ấy của "Vợ chồng A Phủ" trong "Nhà văn và tác phẩm" như sau: "Cái biểu hiện cởi trói cho A Phủ chỉ trong một khoảnh khắc, những khoảnh khắc quyết định và tồn tại đời đời. Vẻ đẹp của một tâm hồn con người bao giờ cũng vậy, một tấm lòng, một tinh thần vị tha, một hành động không chỉ vì mình, đấy mới trở thành những câu chuyện đời đời nhớ mãi cùng với những con người và lịch sử mang giá trị vĩnh cửu". A Phủ khóc không phải nguyên nhân sâu xa cho sự vùng lên khỏi ách nô lệ của người khốn khổ ấy, nhưng đã đánh thức tất cả lương tri và khát vọng sống của những kẻ bị cho là yếu thế, để họ đạt đến ước vọng của tự do.

(Nguồn: CLB giáo dục Trường Văn)

Xem thêm: So sánh "nồi cháo cám" (Vợ Nhặt) và "bát cháo hành" (Chí Phèo)

Đọc thêm

Chí Phèo khóc hai lần, một lần là khi "hắn thấy mắt mình ươn ướt" và một lần là khi "hắn ôm mặt khóc rưng rưng"...

Nước mắt Chí Phèo và tài nghệ của nhà văn hiện thực nhân đạo chủ nghĩa
0 Bình luận

“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” (Chí Phèo - Nam Cao).

Chí Phèo với sự thiện lương trong hình hài 'quỷ dữ'
0 Bình luận

Để học tốt tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, các bạn học sinh phải nắm trọng được 4 vấn đề trọng tâm dưới đây:

Chí Phèo và 4 vấn đề trọng tâm dành cho học sinh Văn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất