Đọc Hồng Lâu Mộng mới biết, vì sao 10 bạn nữ tên Phượng thì 9 người bị gọi là "PHƯỢNG ỚT"
Phượng là một mỹ nhân lộng lẫy, quý phái, đẹp khó ai sánh được. Phượng cũng là ác nữ tàn độc, thông minh, quy quyền khiến ai cũng sợ khiếp vía.
Hồng lâu mộng (tên gốc Thạch đầu ký) là 1 trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm này ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách.
Tác phẩm Hồng lâu mộng thể hiện những tư tưởng thời đại: Tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khát khao tự do bình đẳng, lý tưởng cuộc sống...
Trong Hồng lâu mộng, nếu Lâm Đại Ngọc là nhân vật chính tập trung mọi điều tốt đẹp nhất thì Vương Hy Phương có lẽ là mỹ nhân được nhắc đến nhiều thứ 2. Phượng là một nữ nhân có dung nhan vô cùng lộng lẫy, quý phái. Tuy vẻ ngoài xinh đẹp nhưng nàng lại đanh đá, chua ngoa, cay nghiệt và ác độc. Chính vì thế mà cả đời mang biệt danh "PHƯỢNG ỚT".
Phượng Ớt - Con chim phượng quyền uy, rực rỡ
Vương Hy Phượng là một nhân vật trong bộ truyện nổi tiếng Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, Trung Quốc. Tên thường gọi của Vương Hy Phượng là Phượng thư hay mợ Hai.
Nếu Đại Ngọc ở thế "thân cô thế cô" luôn buồn vì mất cha mất mẹ, bản thân sống nhờ bà ngoại thì Hy Phượng lại xuất thân giàu có, thanh thế. Cô là tiểu thư nhà họ Vương - 1 trong 4 đại gia tộc giàu có, thanh thế nhất đất Kim Lăng. Nàng là con dâu của Giả Xá, Hình phu nhân, vợ chính thất của Giả Liễn, mẹ của Giả Xảo Thư. Vì vậy, khi gả vào nhà họ Hỉa, cô vẫn có chỗ "chống lưng" rất mạnh. Ngoài ra, còn là cháu ruột của Vương phu nhân (mẹ Giả Bảo Ngọc) và được Giả Mẫu - người đứng đầu phủ Ninh, Vinh - tin cẩn.
Ở trong "Hồng lâu mộng", Phượng Ớt xuất hiện theo cách "chưa thấy người đã thấy tiếng". Lần đầu Đại Ngọc tới Giả phủ, trong lúc mọi người hỏi han, thương nhớ mẹ con cô Lâm thì phía sau nhà có tiếng cười: "Tôi đến chậm, không được ra đón khách".
Đại Ngọc ngạc nhiên vì thấy các anh chị, em đều trang nghiêm khép nép, sao lại có người ăn nói bô bô vô lễ như thế. Vương Hy Phượng xuất hiện trong tư thế có người hầu đỡ, trang phục, phong thái đều toát lên sự vương giả, quyền uy.
"Phượng thư là một cô gái có dung nhan vô cùng lộng lẫy, quý phái, khí thế chẳng khác gì tướng soái, trang sức như một vị hoàng hậu nương nương: "Chợt thấy bọn hầu đỡ một người từ phòng sau lại. Người này trang sức không giống các cô kia, gấm thêu lộng lẫy, trông như một vị thần tiên! Trên đầu, đỡ tóc bằng kim tuyến xâu hạt châu, cài trâm Ngũ Phượng Triêu Dương đính hạt châu, cổ đeo vòng vàng chạm con ly, mình mặc áo vóc đại hồng chẽn thêu trăm bướm lượn hoa bằng chỉ kim tuyến, ngoài khoác áo màu xanh lót bằng lông chuột bạch viền chỉ ngũ sắc, mặc quần lụa hoa màu cánh trả; mắt phượng, mày cong lá liễu, vóc người óng ả, dáng điệu phong lưu, thật là: Mặt phấn đầy xuân trông vẻ dịu. Làn son chưa hé miệng như cười".
Về nhan sắc, Phượng Ớt là 1 trong 12 nữ nhân đẹp nhất đất Kim Lăng, Cô có đôi mắt phượng, mày cong lá liễu, "vóc người óng ả, dáng điệu phong lưu”. Vẻ đẹp của Hy Phượng khi đã có chồng vẫn khiến Giả Thụy si mê.
Khi chị em chơi trò bốc thẻ, cô rút được thẻ hoa cúc. Hy Phượng đúng là một đóa cúc óng ả, rực rỡ giữa vườn hoa. Vẻ chói lòa của hoa cúc có thể giúp nó nổi bật, ấn tượng giữa trăm hoa, nhưng đóa hoa ấy lại không có hương thơm.
Phượng Ớt - Thông minh nhưng cay nghiệt
Nếu Đại Ngọc là cô gái thông minh bậc nhất trong họ Giả về học thức, thi phí thì Phượt Ớt lại là người thông minh theo lối nhanh nhẹn, hoạt bát, kỳ tài. Tuy không biết đọc sách, ngâm thơ như các nữ nhân trong phủ nhưng Phượng thư lại giỏi tính toán, sắc sảo không ai sánh bằng.
Ở hồi thứ 5 khi Giả Bảo Ngọc mơ thấy mình chơi cõi ảo, thiên cơ được tiết lộ, cậu được xem những cuốn sách, nghe những khúc nhạc về số phận Kim Lăng thập nhị thoa. Phần về Phượng có bài vịnh: "Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
Người đều yêu mến bực cao tài, Một theo hai lệnh, ba thôi cả, Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi".
Trong phủ họ Giả, Phượng Ớt được xếp vào bậc chấu (tính từ người đứng đầu là Giả Mẫu), lại là cháu dâu nhưng quyền lực của cô chỉ dưới 1 người mà trên hàng trăm người. Cô là "tay hòm chìa khóa" của cả phủ, mọi sinh hoạt chi tiêu đều do Phượng năm giữ.
Không chỉ cai quản tất cả quyền hành trong phủ Vinh một cách khéo léo, thông tạo, Phượng còn được "mượn" sang để điều hành việc lớn trong phủ Vinh. Điều này đủ thấy, Phượng được lòng trưởng bối họ Giả cỡ nào.
Cũng vì đảm đang, tháo vát cai quản nhà cửa nên Phượng thư được Giả Mẫu, Vương phu nhân đặc biệt yêu mến, còn những người dưới lại ghét cay ghét đắng và sợ cô như sợ hổ.
Mà không sợ sao được khi chứng kiến những điều Hy Phượng từng làm. Với Giả Thụy - đứa cháu dại trót si mê mợ Hai - cô không ngần ngại bề ngoài giả lả nói cười, bên trong bày mưu đồng ý hẹn hò nhưng không đến, ngấm ngầm cho người dội nước lạnh lên Giả Thụy trong đêm khuya. Phượng Thư biết Thụy mê cái vẻ phong lưu, óng ả của mình, nhưng cô không nghiêm khắc, để cho y ốm đau với mối tình si này đến chết.
Với Vưu Tam Thư - người mà Giả Liễn (chồng Phượng Ớt) dan díu ở bên ngoài, Phượng bày ra cả một trận đồ nhằm trả thù. Cô đưa "dì Hai" về trong phủ, dẫ "dì Hai" tới chào Giả Mẫu để công nhận đó là vợ bé của chồng mình.
Một mặt, Phượng Ớt đưa tiền xúi người ta kiện chồng mình cướp vợ người khác, một mặt cô lại đút tiền cho quan lo lót chạy tội cho chồng. Phượng Thư lợi dụng Thu Đồng (một a hoàn của chồng) để chửi bới, nói xấu "dì Hai".
Sống cạnh người vợ cả quá thông minh, bụng dạ khó lường như vậy, "dì Hai không ngày nào được yên thân. Tới khi Vưu Tam Thư bỏ trốn thì Vương Hy Phượng sai người đi tìm giết.
Đọc đến đây, ai mà không rùng mình với sự giảo hoạt, sự ghen tuông của Phượng Ớt. Câu "ghen Phượt Ớt" trở thành cửa miệng để nói những phụ nữ hay ghen tuông là vì thế.
Nhưng ở đây, hành xử của Phượng với vợ hai của chồng vừa cao tay, vừa ghê gớm hơn nhiều. Nó là sự nổi giận của người phụ nữ quyền uy, trừng trị kẻ dám “vuốt râu hùm”.
Phượng cũng chính là người đưa ra mưu kế “tráo rường đổi cột”, trong đám cưới Bảo Ngọc với Đại Ngọc. Cô đã đánh tráo cô dâu, cho Bảo Thoa thay, khiến cho Bảo Ngọc đã ngây càng thêm ngô, Đại Ngọc uất ức tới chết.
Phượng Ớt - Kết cục bi thảm như mọi người đẹp đất Kim Lăng
Thông minh, uy lực là vậy mà Phượng thư vẫn không khỏi mắc lụy. Trong "Hồng lâu mộng khúc" mà Bảo Ngọc được nghe trong mơ, khúc ca về Vương Hy Phượng có tên “Thông minh lụy” (Mắc lụy thông minh):
Việc đời tính rất thông minh
Việc mình, mình tính phận mình vẫn sai
Sống lần ruột đã nát rồi
Chết mang tiếng hão là người tinh ranh
Trước kia giàu có khang ninh
Giờ sao cơ nghiệp tan tành khắp nơi
Uổng công áy náy nửa đời
Khác gì một giấc mộng dài thâu canh
Ầm ầm như sắp đổ đình
Chập chờn như ngọn đèn xanh cạn dầu
Vừa vui vẻ đã âu sầu
Đời người biến đổi biết đâu mà lường.
Về cuối truyện, khi nhà họ Giả mắc oán, Phượng thư cũng góp phần không nhỏ vào việc khiến gia tộc lụi bại. Những tờ giấy vay nặng lãi của Phượng khiến tội của nhà họ Giả càng thêm nặng trước triều đình.
Gia sản bị tịch thu, kẻ ăn người ở khinh nhờn, mợ Hai thét ra lửa ngày nào chẳng còn được nể trọng. Cậy mình có sức khỏe, Phượng Ớt dốc sức lo việc nhà, thành ra ốm đau, lao lực.
Cuối cùng, cô chết trong cảnh thê thảm. Bộ phim chuyển thể dựng hình ảnh Phượng Thư chết bị kéo lê trên tuyết. Điều này tương ứng với hình ảnh báo trước trong sách đề Kim Lăng thập nhị thoa, khi vẽ hình cô là con chim phượng trên núi băng.
Phượng Ớt - 10 mưu kế thâm độc
Đại náo Ninh Phủ
Phượng Ớt đã mua chuộc quan phủ đến đại náo Ninh phủ. Cô ta chửi mắng thậm tệ, dọa nạt mẹ con Giả Dung, Long thị, nhân cơ hội khóc lóc ầm ĩ, bịa đặt thêm bớt nhằm dọa nạt, bắt chẹt Long thị. Rõ ràng Phượng Ớt dọa nạt Giả Trân, ức hiếp Long thị nhưng cuối cùng Giả Dung vẫn phải nói: “Rốt cuộc thì thím là người bao dung độ lượng, túc trí đa mưu”.
Thao túng kiện cáo
Phượng Ớt coi trời bằng vung, vừa xúi giục Trương Hoa - hôn phu của Long nhị tỷ đến quan phủ tố cáo Giả Liễn nhằm làm to chuyện, một mặt lại cho người mang 300 lạng bạc đến đút lót quan phủ, xử Trương Hoa tội “Bịa đặt nhảm nhí, vu oan người tốt” đuổi ra khỏi quan phủ.
Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc
Dùng Trương Hoa kiện Giả Phủ chính là kế vô cùng liều lĩnh của Vương Hy Phượng. Để không thể thất bại, cô ta tìm cách lo liệu quan phủ. Trương Hoa trở thành cái gai trong mắt phải nhổ nên một mặt bí mật hạ lệnh sai người tìm cách để Quan phủ "xử Trương Hoa tội chết, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc mới giữ được danh tiếng cho mình”.
Lừa đón vào phủ
Nhân lúc Giả Liễn không ở trong phủ, Phượng ớt đích thân ra mặt đến gặp Long nhị tỷ. Phượng ớt đã dùng những lời “thành thật” thậm chí cả tiếng khóc thút thít để lừa Long cô nhị tỷ tin rằng mình là “người tốt”, là “tri kỉ".
Cuối dùng, nàng ta dụ được Long nhị tỷ chuyển đến sống cùng trong phủ nhằm chứng minh rằng mình không phải người " ghen ghét, đố kị" để tạo thanh danh cho mình.
Mua danh trục lợi
Về đến Vinh phủ, Phượng Ớt đưa Long nhị tỷ đến diện kiến Giả Mẫu. Trước mặt Giả Mẫu, người đàn bà sắc sảo đã khẩn thiết cầu xin cho phu quân lập Long nhị tỷ làm thiếp. Giả Mẫu thấy vậy liền miệng khen Phượng ớt là "Hiền lương”. Mục đích Phượng ớt muốn Giả Mẫu hiểu Long nhị tỷ không phải là người hiền lành, tử tế, để cô ta sẽ không được Giả Mẫu - người có quyền lực cao nhất trong Giả phủ yêu quý, tín nhiệm.
Thanh trừ “ quân trắc
Cô ta đuổi A hoàn đang chăm Long nhị tỷ và thay “Thiện tỷ” - người của mình vào. Đây chính là "mưa ma chước quỷ" để Phượng ớt hãm hại Long nhị tỷ. Tên là "Thiện tỷ" nhưng chỉ đến ba hôm sau ả hầu này đã không thèm đi lấy dầu bôi tóc cho Long nhị tỷ, sau này cơm cũng không chẳng thèm mang đến đúng giờ.
Giả bệnh, tung tin nhảm
Cô ta một mặt tung tin Long nhị tỷ là “con đàn bà bẩn thỉu”, một mặt cho gia nhân trong phủ đi rêu rao như thế để tìm cách cô lập nàng. Phượng ớt còn giả bệnh không đếm xỉa đến nàng. Bình Nhi chướng mắt khi thấy bọn A hoàn đối xử với mợ Hai như vậy bèn đem thức ăn của mình cho, không ngờ bị Phượng ớt phát hiện mắng chửi thậm tệ. Cuối cùng, Long nhị tỷ đã bị rơi vào tình cảnh thân cô thế cô.
Mượn đao giết người
Giả Liễn lại lập Thu Đồng làm thiếp càng khiến Phượng ớt điên đảo. Tuy trong lòng rất hận Thu Đồng, nhưng Phượng ớt suốt ngày xúi giục Thu Đồng ngày ngày mắng chửi Long nhị tỷ thậm tệ còn mình thì “Tọa sơn quan hổ đấu”. Mục đích chỉ cần đợi Thu Đồng diệt được Long nhị tỷ sẽ lại hại Thu Đồng.
Đốt hương bái Phật
Long nhị tỷ có mang nên cơ thể ốm yếu, bị lang băm kê nhầm thuốc sảy mất nam thai thì bệnh tình càng thêm nặng. Đây vốn là kết cục Phượng ớt ngày đêm mong đợi nhưng cô ta giả bộ lo lắng hơn Giả Liễn, đốt hương khấn Phật cầu cho “Chị e Long muội của con sớm phục hồi sức khỏe và lại có tin vui”, bản thân mình “tình nguyện có bệnh” thay.
Mèo khóc tiếng hổ
Không chịu được mọi đả kích, cuối cùng Long nhị tỷ đành nuốt vàng tự vẫn. Phượng ớt trong lòng vui mừng khôn xiết nhưng giả vờ đau khổ khóc rằng: “Muội sao nhẫn tâm để tỷ lại một mình? Muội đã phụ lòng tỷ rồi!”. Vì không có tiền lo tang lễ nên Giả Liên đã phải mượn của Phượng ớt nhưng lại bị chế giễu. Cô ta còn cho người vét sạch sành sanh đồ của Long nhị tỷ. Giả Liễn ngầm biết cái chết của Long nhị tỷ là do người vợ ghê gớm nhúng tay vào. Mâu thuẫn trong mối quan hệ phu thê giữa Giả Liễn và Vương Hi Phượng đã không thể nào hóa giải được nữa.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận