Phật dạy: Phước đức chính là cốt lõi của sự giàu có

Nếu bạn thấy tiền bạc của một người nào đó dồi dào thì hãy nghĩ ngay đến việc kiếp trước họ đã tạo nhiều phước đức, gieo hạt giống bố thí rất nhiều cho người khác.

Đỗ Thu Nga
06:00 31/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một thiên nhân tò mò hỏi Đức Phật: Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào tối nhất?

Đức Phật đáp: Lời nói trong lúc tức giận là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độ tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.

Vị thiên nhân hỏi tiếp: Ai là người lợi lạc nhiều nhất? Ai là người chịu thiệt thòi nhiều nhất? Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng? Vũ khí nào lợi hại nhất?

Đức Phật trả lời: Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho. Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam không chút biết ơn. Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được, và trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.

Vị thiên nhân hỏi: Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất? Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới? - Ðâu là nơi an toàn nhất để kho báu?

Phuoc-duc-chinh-la-cot-loi-cua-su-giau-co

Đức Phật trả lời: Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất. Ðức hạnh là kho tàng quý báu nhất. Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới. Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.

Thiên nhân lại hỏi: Cái gì là hấp dẫn? Cái gì là ghê tởm? Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?

Đức Phật hồi đáp: Thiện là hấp dẫn, Ác là ghê tởm; một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất, sự giải thoát là cái vui lớn nhất.

Thiên nhân hỏi: Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới? Cái gì làm tình bạn tan vỡ? Cơn sốt nào mãnh liệt nhất? Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?

Đức Phật trả lời: Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới. Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ. Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất, và Pháp vương là vị thầy thuốc giỏi nhất.

Thiên nhân hỏi thêm: Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin Ðức Thế Tôn giải đáp cho. Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn, không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?

Ðức Thế Tôn trả lời: Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức của một việc thiện, và những phước đức đó cải cách cả thế giới.

Phước đức là cốt lõi của sự giàu có

Chắc chắn có ít nhất 1 lần trong đời, bạn ngưỡng mộ hoặc so sánh, hoặc ghen tỵ với sự giàu của ai đó. Nhưng xin hãy nhớ rằng, tiền bạc kiếp này của họ dồi dào như vậy là do kiếp trước đã tạo nhiều phước đức, gieo hạt giống bố thí rất nhiều cho người khác.

Theo quan điểm Phật giáo, tiền bạc của bản thân cũng ẩn chứa những quy luật nhân quả. Nhìn nhận một cách đơn giản, khách quan thì luật nhân quả về tiền tài chính là khi ta biết tu phúc. Hành thiện tích đức, phúc báo và tiền tài sẽ tự theo đó mà đến như nước.

Đức Phật từng giảng không ít lần về những các tạo ra phước đức:

- Hiếu thảo với cha mẹ: Cần gì cao sang, hiếu thảo với cha mẹ đơn giản là việc bạn quan tâm, hỏi han họ mỗi ngày.

Phuoc-duc-chinh-la-cot-loi-cua-su-giau-co-0

- Tích đức từ đôi tay: Hãy vỗ tay khen ngợi khích lệ người khác. Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp. Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình! Đôi khi cho đi, nhận lại thực ra chỉ đơn giản là như vậy bạn ạ.

- Lòng khoan dung: Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp! Dùng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác. Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác. Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy. 

- Bố thí: Đức Phật dạy có 3 loại bố thí chúng ta có thể thực hiện: Bố thí tài (tiền bạc), bố thí Pháp (giảng pháp cho mọi người), bố thí vô úy (ăn chay, giới cấm không sát sinh). Khi hiểu được cần bố thí như thế nào đó chính là “tu phúc”. 

- Tu khẩu: Lời nói phải thể hiện sự khoan dung độ lượng với người khác. Một lời khen ngợi đúng có giá trị hơn ngàn vàng.

- Cứu người: Khi gặp người bị nạn, gặp khó khăn, rơi đồ xuống đường, nên đến giúp đỡ, nếu ta bỏ đi thì ắt về sau sẽ gặp quả báo. Nhìn thấy những đoạn đường hư, lở,... Chúng ta nên mở lòng bồi đường, đắp lộ để cho nhiều người đi qua được bình an.

- Lắng nghe cũng tạo phúc đức: Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất.

- Hóa giải hận thù: Phật dạy, sống ở đời nên kết duyên lành, chớ kết hận thù. Hận thù khiến nghiệp báo phúc đức của chúng ta tan thành mây khói.

- Lòng lương thiện: Lời Phật dạy về phước đức chắc chắn không thể thiếu lòng lương thiện. Càng lớn tuổi bạn sẽ càng nhận ra rằng không cần phải đe nạt, không phải ép buộc ai, bạn chỉ có thể thu phục lòng người bằng sự lương thiện của mình. 

Xem thêm: Cuộc đời Đức Phật là 1 bài học về sự im lặng: Nếu bạn sở hữu được loại trí tuệ này, chắc chắn thành công

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận