Cuộc đời Đức Phật là 1 bài học về sự im lặng: Nếu bạn sở hữu được loại trí tuệ này, chắc chắn thành công

Đức Phật dạy, im lặng cũng là một loại trí tuệ của kẻ khôn ngoan. Nhưng để sở hữu được loại trí tuệ này, chúng ta cần thời gian dài để không ngừng nỗ lực và cố gắng.

Đỗ Thu Nga
15:00 30/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời của Đức Phật là 1 bài học sâu sắc về sự im lặng

Đức Phật sau khi thành đạo vẫn giữ im lặng như cây đàn đứt dây bặt tiếng trong suốt 7 tuần vì Ngài nhận thấy cảnh giới Thánh trí tự chứng của Như Lai quá đỗi thâm huyền vi diệu. Một giáo lý chỉ có người trí mới thấu hiểu được. Trong khi đó, chúng sanh còn quá đắm chìm trong tham dục và vô minh nên có được truyền dạy thì cũng chẳng có ích gì.

Phạm thiên Sahampati bèn đến thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân. Sau vài lần lưỡng lự, Đức Phật nghĩ: "Vì tất cả mọi người đều có đức tin đối với đấng Phạm Thiên, nên nếu ông ta thỉnh cầu, ta sẽ chuyển bánh xe Pháp vì lợi ích hết thảy chúng sinh”.

Trong đời Đức Phật, chúng ta thấy phần lớn thời gian Ngài im lặng. Sự im lặng biểu hiện sức mạnh tự nội, sự đồng thuận nhất trí cao trong tinh thần hòa hợp thanh tịnh. Mỗi khi có ai đến vấn nạn thì Phật thường im lặng nhiều hơn là đáp lời. Thường khi chúng đệ tử thưa thỉnh một vấn đề gì, nếu không chấp nhận thì Ngài sẽ từ chối, còn chấp thuận thì Ngài mặc nhiên.

Cuoc-doi-Duc-Phat-la-1-bai-hoc-ve-su-im-lang

Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não, dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Phật cũng dạy chúng ta nên im lặng vì im lặng sẽ phát sanh trí tuệ và có im lặng thì sự sâu lắng càng cao.  

Im lặng cũng là một loại trí tuệ. Và điều này đã thực sự làm lay chuyển tâm thức của nhiều người. Im lặng của Tăng đoàn tại Kỳ viên Tịnh xã đã làm cho vua A-xà-thế phải kinh hoàng, sợ hãi, khi Jìvaka, một Y sỹ Phật tử dẫn ông tới yết kiến Phật vào một đêm nọ. Từ lần diện kiến này, vua A-xà-thế đã thực sự chuyển đổi cuộc đời sang một hướng mới, hướng của an lạc giải thoát.

Chính trong những phút giây này, A-xà-thế đã khởi lên ăn năn với những lỗi lầm của mình, nhờ vào năng lực của Phật của Tăng mà vua đã làm được cuộc cách mạng vĩ đại trong cuộc đời. Từ một ông vua bạo ác hung tàn trở thành một ông vua Phật tử thuần thành hộ trì Tam.  

Nói lời vô thưởng vô phạt chỉ lãng phí thời gian

Im lặng là một loại trí tuệ khi bạn đủ kiến thức, đủ sự thông tuệ. Và đó bạn đã biết kiềm chế cảm xúc của mình, tránh những lời nói vô thưởng vô phạt.

Nói ra những điều vô nghĩa như thế sẽ làm lãng phí thời gian, tự chuốc họa cho bản thân nếu lỡ nói sai. Trong khi đó, thời gian quý hơn vàng bạc. Nếu chúng ta đi qua rồi sẽ chẳng thể níu giữ lại được nữa.

Cuoc-doi-Duc-Phat-la-1-bai-hoc-ve-su-im-lang-5

Chỉ khi bạn từng đối mặt với những khoảnh khắc sống còn chỉ hơn nhau một tích tắc thì bạn sẽ hiểu thời gian đáng giá nhường nào. Vậy nên, người trí tuệ đừng nên lãng phí thời gian vào những câu nói vô bổ.

Những người có trí tuệ coi lời nói là một loại tu luyện trong cuộc sống. Bởi vì nếu nói những điều tốt đẹp, nói đúng, bạn sẽ dễ dàng thúc đẩy thành công, đạt được thành tựu mà nhiều người mong ước.

Một người khôn ngoan sẽ hiểu rằng, im lặng không phải là sự chịu đựng, chấp nhận thua cuộc. Nó càng không phải là sự yếu đuối. 

Với họ, tự im lặng, khiêm nhường đáng giá hơn cả ngàn lời nói. Việc im lặng cũng như một cốc nước lắng lại cho những cặn bẩn đong xuống dưới đáy.

Xem thêm: Chúng ta đã từng hiểu sai về lòng hiếu thảo như thế nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận