Mắc phải tội nghiệp này sẽ phải chịu quả báo rất nặng, kiếp sau khó đầu thai làm người
Mạng sống của chúng ta quan trọng thế nào thì đối với chúng sinh cũng vậy. Vì thế cần hạn chế sát sinh vì đây là tội nghiệp vô cùng nặng, chịu quả báo nặng nề.

Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy: “Nếu như ác nghiệp mà có hình tướng thì tận hư không giới không thể nào dung chứa hết được”.
Đức Phật luôn cho rằng tội ác sát sinh là rất khó có thể dung thứ và người mắc phải tội này sẽ gây ra nghiệp lớn và nếu trải đều trên đất thì chẳng còn chỗ nào có thể chứa hết. Ở khắp thế gian, tội sát sinh nhiều vô tận không thể đếm nổi, nó sinh ra từng ngày từng giờ.
Giết hại là cướp đi mạng sống của chúng sinh không chỉ người mà còn cả động vật. Đây được coi là tội ác lớn nhất trong các tội và phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Bởi vì con người là một loài vật cao cấp nhất trong các loài, có hiểu biết, có tình yêu thương bằng trái tim. Cho nên, đối với chúng sinh, dù là con người hay động vật đều quý trọng mạng sống của mình.

Đối với con người, chúng ta biết yêu quý, trân trọng mạng sống của mình như thế nào thì động vật cũng vậy. Thế nên, hành vi giết hại mạng sống của con người và động vật là tội cực ác. Nếu con người giết hại mạng sống của người khác thì phải trả giá ngay tại kiếp này với hình phạt cao nhất có thể là tử hình. Còn nếu con người giết hại mạng sống của động vật, có thể không phải chịu hình phạt tù tội nhưng sẽ bị quả báo, không phải kiếp này thì sẽ là các kiếp sau. Do đó, việc giết người, hại vật là điều đức Phật tuyệt đối ngăn cấm.
Theo Đức Phật, sát sinh là hành vi tự đánh mất nhân cách của chính mình, là tội ác không thể tha thứ và sám hối. Bởi vì, con người hay động vật đều luôn khát khao được sống, được hạnh phúc, được yêu thương, chán ghét khổ đau, bất hạnh. Nếu con người cố ý sát sinh sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Có ba hình thức sát sinh được kinh điển đạo Phật đề cập tới:
1. Tự mình sát sinh: Tức là tự mình giết hại một cách chủ động, có chủ ý thông qua hành động trực tiếp.
2. Sai khiến người khác sát sinh: Tức là gián tiếp giết hại, nhưng suy cho cùng đây cũng là hành vi giết hại mang tính chủ ý.
3. Hoan hỷ trong việc người khác giết hại: Tức là tâm ý thích thú với việc giết hại chúng sinh.
Những người sát sinh sẽ tự gieo vào tâm thức của mình sự độc ác, si mê, sân hận. Nó sẽ lấn át sự từ bi, thương yêu trong tâm thức của mỗi người khiến cho sự từ bi, thương yêu đó không còn cơ hội để thể hiện. Trong khi đó, sự thù hận, độc ác lại có cơ hội biểu hiện ở mức độ mạnh hơn. Người thường xuyên sát sinh sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, không những phải trả giá trong kiếp này mà còn cả trong những kiếp sau.
Xem thêm: Chàng trai bị hổ rượt, bám víu vào cành cây sắp gãy cầu cứu Phật, Đức Phật nói: "Con hãy buông tay"
Đọc thêm
Một người đàn ông chạy thục mạng, không dám ngoái đầu nhìn lại vì bị một con hổ dữ đuổi. Cuối cùng khi đến bờ vực thẳm anh không thể chạy được nữa, trong khi đó con hổ vẫn còn ở phía sau. Thấy vậy, Đức Phật liền đưa ra một lời khuyên khiến ai cũng phải suy ngẫm.
Mọi thứ trên đời này không phải do toán tính mà có được. Tất thảy hạnh phúc và bình an đều do siêng tạo phước mà ra.
Đức Phật dạy, bất luận bạn có địa vị cao hay thấp, sự nghiệp lớn hay nhỏ, thân phận sang hay hèn, điều có khả năng lôi cuốn người khác nhất chính là "đại khí".
Tin liên quan
Theo lời Phật dạy, mỗi con người có một vận mệnh riêng. Tuy nhiên cũng có những cách giúp bạn tự cải biến vận mệnh của mình để mỗi ngày đều hạnh phúc và bình yên.
Câu chuyện Phật giáo "nước mắt hạc tiên" là bài học sâu sắc về cái kết của kẻ vô ơn. Những kẻ ăn quả không biết nhớ người trồng cây thì sớm muộn gì cũng nhận quả báo thích đáng.
Đức Phật dạy rằng, nóng giận là cuộc kinh doanh lỗ nhất trên đời. Niệm giận nổi lên, cánh cửa nghiệp báo mở ra, công đức bị đốt sạch.