Phật dạy 5 cách để có tướng mạo xinh đẹp mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ

Đức Phật dạy, tướng mạo xinh đẹp xuất phát từ việc rèn luyện bản thân chứ không phải cậy nhờ những yếu tố bên ngoài. Người sống nhân đức, lương thiện ắt có dung mạo đẹp.

Đỗ Thu Nga
16:00 14/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tướng mạo phản chiếu quá trình tu tâm và hành động lâu dài của con người. Bên cạnh đó, nó còn biểu lộ ra vận mệnh tương lai của người đó. 

Kinh Phật nói "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, tức là thân thể và dung mạo của chúng ta là do “tâm tưởng sanh” (tâm sinh ra). Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.

Theo lời Phật dạy, để có tướng mạo xinh đẹp cần rèn giũa nội tâm:

1. Sống hiếu thảo

Dù có chăm sóc, lo lắng cho cha mẹ bao nhiêu thì ta cũng không thể bù đắp được công sinh thành, dưỡng dục. Những ai không có tâm yêu kính cha mẹ thì khó lòng khởi sinh tâm từ bi với tất thảy chúng sanh.

Phat-day-5-cach-de-co-tuong-mao-xinh-dep-ma-khong-can-phau-thuat-7

Ngược lại với những người biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ thì sẽ dễ dàng hướng thiện, khởi tâm từ bi với tất thảy chúng sinh. 

Người hiếu thảo, hiền hậu, chăm làm việc thiện chắc chắn sẽ có dung mạo phúc hậu, xinh đẹp.

2. Không sân hận

Sân hận chính là độc dược hủy hoại con người theo thời gian. Chúng tàn phá tâm hồn, sự lương thiện vốn có của một người. 

Người có tâm sân hận sẽ phải gánh chịu những cảm xúc phiền não, đau khổ hoặc bùng phát qua các hành động như cau có, quát tháo, thậm chí dẫn đến xô xát, đánh đập, tàn sát lẫn nhau. Những năng lượng tiêu cực này đang nuôi dưỡng trong tâm khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, gương mặt trở nên xấu xí.

Ngược lại, người vui vẻ, luôn có năng lượng tích cực thì gương mặt trở nên hài hòa, xinh xắn hơn. Nếu bạn cười nhiều, chắc chắn bạn sẽ trở thành người dễ gần, được mọi người yêu quý.

3. Biết bố thí

Việc bố thí là việc nên làm thường xuyên, nhưng nó xuất phát từ tâm chứ không phải từ mong muốn nhận lại lợi lạc về mình.

Trong Kinh Tăng Chi II, Đức Phật dạy: “Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng".

Phat-day-5-cach-de-co-tuong-mao-xinh-dep-ma-khong-can-phau-thuat-0

Đức Phật lại dạy có ba phần thuộc về người bố thí, đó là: “Trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ.

Thực hành bố thí giúp ta xả bớt tâm tham lam, ích kỷ. Đồng thời tăng trưởng tâm từ bi để sống an vui, khuôn mặt trở nên rạng ngời, thần thái cuốn hút. 

4. Kết thân với người có trí

Người xưa nói "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là rất đúng. Tính cách con người cũng bị ảnh hưởng bởi người xung quanh. Do đó, Đức Phật khuyên, nên gần bậc hiền thiện để học hỏi những đức tính tốt đẹp, hướng tới cuộc sống lành thiện, bỏ ác làm lành thì chắc chắn người đó sẽ được tăng trưởng trí tuệ.

Người biết kính trọng bậc Hiền Thánh cũng sẽ đoạn trừ được tâm kiêu căng, thân tâm luôn được an lạc, dung mạo được trang nghiêm tốt đẹp. 

5. Không chê bai người khác xấu, không ghen tị người đẹp

Ta muốn xinh đẹp thì người khác cũng vậy nhưng không phải ai cũng may mắn có nhan sắc xinh đẹp. Những người như thế họ thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, đau khổ, bị mọi người xa lánh và gặp nhiều thiệt thòi trong giao tiếp xã hội cũng như công việc.

Phat-day-5-cach-de-co-tuong-mao-xinh-dep-ma-khong-can-phau-thuat-8

Vậy nên, bằng sự cảm thông, thấu hiểu hãy học cách chia sẻ, tôn trọng. Đây cũng là pháp thực tập về tâm từ bi rộng lớn.  Khinh chê dung mạo người khác cũng chính là mình tự gieo nhân xấu, sẽ gặt phải quả báo bị xấu xí nhiều đời nhiều kiếp về sau.

Muốn xinh đẹp ta lại càng thấy vui và chúc phúc cho ai có tướng mạo đẹp. Mình không nên ghen ghét, đố kỵ mà hãy cùng tán thán, hoản hỷ với họ đó là cách thể hiện rằng ra cũng muốn điều ấy. Nếu cố tình chê bai họ thì nhân ta tạo ra đó là: không thích người xinh đẹp vì thế ta cũng chẳng thể nào đẹp lên được.

6. Khó mà trẻ mãi không già

Những người giàu có từ xư uôn muốn kéo dài tuổi thọ của mình nên muốn được “Trường sinh bất tử” hay “trẻ mãi không già”. Nhưng Đạo Phật khuyến khích chúng ta sống thực tế hơn, hiểu được dòng trôi chảy với thời gian và thuận theo tự nhiên.

“Có sanh tức có già chết”, Đức Phật đã dạy như thế. Kinh Pháp Cú khuyên mọi người tập quan sát và hiểu về bản thân mình: “Xe vua đẹp cũng già; thân này rồi sẽ già”.

Thực tập cách nhìn trôi chảy đối với mọi hiện hữu và sống với tâm thanh thản, bớt ưu tư lo lắng về sự thật trôi chảy ấy thì đấy là phương pháp sống khỏe sống đẹp được nói đến trong đạo Phật. Đó cũng chính là đường hướng thực nghiệm an lạc, giải thoát, là nghệ thuật giữ cho sắc đẹp luôn được tươi tắn, không héo mòn, như lời Phật dạy.

Xem thêm: Hiến tạng, hiến xác theo quan niệm của Phật giáo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận