Ôn thi tốt nghiệp THPT: 7 tác phẩm trọng tâm ôn thi ôn Văn 2024
Dưới đây là 7 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT 2024 môn Văn các bạn cùng lưu ý để đạt kết quả cao.
Những tác phẩm tiêu biểu dưới đây có khả năng cao nên chúng ta cùng chú trọng
Vợ chồng A phủ;
Người lái đò sông Đà;
Ai đã đặt tên cho dòng sông;
Việt Bắc;
Tây Tiến;
Tiếng hát con tàu;
Đất Nước.
Những tác phẩm khả năng sẽ không thi tốt nghiệp THPT 2024
Bài thơ Sóng: đã ra thi đợt 1/2021.
Tây Tiến: đã ra thi đợt 2/2021.
Vợ nhặt: Đề minh họa bộ công bố năm 2022.
Chiếc thuyền ngoài xa: Đề chính thức 2022.
Đàn Ghita của Lorca (những trường giáo dục thường xuyên không học).
Rừng Xà Nu.
Vợ nhặt: Đề chính thức 2023.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tác phẩm này đã nằm trong phần giảm tải).
Những tác phẩm nước ngoài (Số phận con người, Thuốc, Ông già và biển cả,...).
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
Các tác phẩm văn thi THPT quốc gia qua các năm
Năm 2018: Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
Năm 2019: Ai đã đặt tên cho dòng sông
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Năm 2020: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
Năm 2021: Sóng - Xuân Quỳnh
Năm 2022: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Năm 2023: Vợ Nhặt
Một số gợi ý cho học sinh để ôn tập hiệu quả cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học năm 2024
Như vậy, đề thi không những có thể kiểm tra, đánh giá được thực lực của đại trà học sinh chương trình phổ thông mà vẫn có thể dùng cho mục tiêu xét tuyển vào các trường Đại học. Dưới đây sẽ là một số gợi ý để các bạn có thể thực hiện tốt bài thi của mình trong kỳ thi sắp tới:
- Đối với phần nghị luận văn học, các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thí sinh cần thực sự nắm chắc. Sau khi có kiến thức nền tảng, cần vận dụng để rèn luyện kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận văn học. Từ đó, đối cới các dạng bài nghị luận văn học, các em vừa ôn lại kiến thức vững chắc, vừa có kĩ năng xử lí thành thạo.
- Đối với phần đọc hiểu, các bạn cần xem lại toàn bộ các kiến thức về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thể thơ thao tác lập luận, các biện pháp nghệ thuật... Ngoài ra đề thi của Bộ GD&ĐT các năm trước, đề thi thử của các trường THPT chuyên và các trường nổi tiếng khác, các em có thể tham khảo để rèn luyện, củng cố kĩ năng xử lí dạng bài một cách hiệu quả và khoa học.
- Đối với nghị luận xã hội, ngoài việc rèn kĩ năng viết các em cần phải đọc thêm các thông tin về văn hóa – xã hội để mở rộng vùng hiểu biết của mình; đồng thời đó cũng là cách để trau dồi vốn từ. Từ đó, các em mới có thể có được một bài viết tốt.
- Điều vô cùng quan trọng nữa chính là việc các em phân bổ thời gian làm bài. Thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Phần đọc hiểu, chúng ta cần dành khoảng 15 đến 20 phút để làm; câu 1 phần Làm văn cần dùng 20 đến 25 phút và còn lại câu nghị luận văn học nên dành khoảng 80 phút. Bí quyết để hoàn thành bài thi tốt chính là yếu tố thời gian.
Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Công thức viết kết bài chung cho tác phẩm 12
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận