Ôn thi tốt nghiệp: Tặng bạn trọn bộ tiểu kết các tác phẩm văn xuôi 12

Tiểu kết nằm ở cuối mỗi phần ý chính của bài NLVH. Nó có thể thâu tóm lại các ý chính (thường là về nội dung hoặc nghệ thuật).

Đỗ Thu Nga
11:00 21/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dưới đây là một số mẫu tiểu kết mà bạn có thể tham khảo trước khi thực hành viết bài nghị luận văn học.

Tiểu kết "Vợ chồng A Phủ"

"... Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn..." (Thạch Lam). Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà văn Tô Hoài đã dùng tài hoa văn chương của mình như một thứ khí giới thanh cao để đấu tranh đòi quyền sống và khát khao tự do cho những con người nơi miền sơn cước, những con người đang bị trói buộc, chà đạp bởi hệ thống cường hào xấu xa tàn ác. Tất cả đượkc gửi gắm qua nhân vật Mị và cụ thể là qua hai lần Mị hồi sinh làm thức tỉnh và trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng đang bị vùi lấp sâu trong lòng cô ấy, thể hiện một khát khao sống, khát khao tự do cháy bỏng trong truyện cũng đều thể hiện tư tưởng của nhà văn Tô Hoài: Cái thiện cũng luôn chiến thắng cái ác, chỉ có bản thân mình mới giải phóng được mình và ánh sáng của Đảng chính là thứ ánh sáng soi đường con người đến với thế giới tương lai sáng hơn, đó cũng chính là mong ước của nhà văn, mong về một tương lai tốt đẹp, tràn ngập hạnh phúc.

Tiểu kết "Vợ nhặt"

"Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng" (Nhà giáo Đặng Đồng Minh). Có lẽ đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Dù viết trong bối cảnh nạn đói 1945, nhưng trong truyện không có quá nhiều sự bi thảm, tăm tối đến cùng đường mà ẩn chứa trong đó là thứ ánh sáng ấm áp của tình người. Đó cũng chính là tinh thần của những người nông dân trong thời kỳ kháng chiến, dù sống trong hoàn cảnh đói khổ, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời và tin vào ngày mai tươi sáng.

on-thi-tot-nghiep-tang-ban-tron-bo-tieu-ket-cac-tac-pham-van-xuoi-12-j

Đây cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân nghèo, họ chính là ánh sáng của xóm ngụ cư, sưởi ấm nhau bằng lòng chân thành và tình yêu thương trong nạn đói. Qua đó, thể hiện niềm tin và niềm hy vọng của nhà văn Kim Lân, ông tin rằng tình yêu chính là phép màu nuôi dưỡng những hi vọng, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải hướng tới những điều tốt đẹp, tin tưởng vào tương lai.

Tiểu kết "Hồn Trương Ba da hàng thịt"

Cuộc sống thật đáng quý những không phải sống thế nào cũng được. Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hòa giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch cho con người. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người sống đúng là mình, được sống trong một thể thống nhất (PGS.TS Lưu Khánh Thơ). Đây chính là tư tưởng bao trùm trích đoạn "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp: Không ai có quyền được chọn thể xác nhưng họ được phép chọn cho mình một tâm hồn thiện lương, trong sáng. Tuy không sử dụng những chi tiết gay cấn, lên gân lên cốt nhưng Lưu Quang Vũ vẫn đưa vỏ kịch lên cao trào bởi yếu tố xung đột kihcj ngay chính trong tư tưởng của nhân vật Trương Ba. Ngôn ngữ giản dị cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nhà văn đã gửi gắm đến bạn đọc bài học nhân sinh sâu sắc đó là hãy sống là chính mình, đừng bao giờ sống giả tạo để lừa dối bản thân hay người khác, hãy sống với một cái tôi toàn vẹn, sống là chính mình, đừng nương nhờ người khác. Và đó chính là thông điệp cuối cùng mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm cho chúng ta qua vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt".

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Mách bạn tips chống "bí" khi viết mở bài NLXH

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận