NLXH 200 chữ: “Sống là một cuộc vượt thoát khỏi những định kiến”

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Sống là một cuộc vượt thoát khỏi những định kiến”. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Đỗ Thu Nga
10:00 23/11/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 2015, dự án “I’m tired” (“Tôi mệt mỏi”) của hai sinh viên Paula Akpan và Harriet Evans của trường Đại học Nottingham đã thu hút hàng ngàn người xem trên toàn thế giới với những bức ảnh trắng đen chụp lưng của từng người với một dòng thông điệp khác nhau bắt đầu bằng “I’m tired of…” (Tôi mệt mỏi bởi…). Đơn giản, ngắn gọn, song bộ ảnh đã chỉ ra những định kiến mà xã hội áp đặt lên con người, về quê hương, sắc tộc hay giới tính… Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Sống là một cuộc vượt thoát khỏi những định kiến”. Định kiến theo một cách hiểu đầy hình tượng, là một bức tường ngăn cách con người với con người, con người với bản thân. Bức tường ấy cao lớn và kiên cố, khó có thể bị phá hủy nếu như chúng ta không nỗ lực, buông xuôi hay lơ là. “Vượt thoát” tức là thoát ra, tách khỏi hoàn toàn, không còn bị ràng buộc, là tự do. Nhưng để “vượt thoát” định kiến, con người phải “nỗ lực liên tục”, không ngừng đấu tranh. Nỗ lực liên tục sẽ khiến chúng ta – những người đang đấu tranh phá bỏ định kiến – có được niềm tin vào bản thân, niềm tin vào những người bạn đồng hành cùng ta trên con đường đầy chông gai ấy.

nlxh-200-chu-song-la-mot-cuoc-vuot-thoat-khoi-nhung-dinh-kien-0

Chỉ không ngừng nỗ lực đấu tranh chống lại định kiến, ta mới có thể sống, sống một cuộc sống thật sự, sống bằng cả tâm hồn và thể xác, không sống thừa, sống mòn, sống hổ thẹn với bản thân và với người. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần “nỗ lực liên tục” để “vượt thoát” không chỉ có định kiến từ phía xã hội, mà còn là “định kiến trong mình”, định kiến do bản thân tự đặt ra, áp đặt lên người khác, thậm chí là áp đặt lên chính bản thân mình. Cuộc chiến với định kiến xã hội là cuộc chiến bên ngoài, cuộc chiến với định kiến của bản thân là một cuộc chiến bên trong. Định kiến chưa bao giờ là một điều đáng hoan nghênh, nhưng lại tồn tại trong mỗi người, chi phối cách nhìn nhận của con người về bản thân, về xã hội. Vượt thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực ấy, chúng ta sẽ vươn đến một cuộc sống tích cực và đầy ý nghĩa.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ về câu nói của nhà thơ R.Tagore

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận