NLXH 200 chữ: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có"
Đề bài: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có" (Ngạn ngữ La tinh). Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Có ý kiến cho rằng: “Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có”. Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống khoan dung, độ lượng và yêu thương nhau để trong lương tâm của mình luôn có sự giàu có cả tâm hồn. Vậy người độ lượng là gì? Người độ lượng là người biết bao dung, vị tha, luôn sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm từ người khác, biết đùm bọc, che chở, và thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân để đổi lấy một điều gì đó có giá trị. Đây là một phẩm chất nhân văn tốt đẹp. Độ lượng là đức tính dễ cảm thông với người có sai sót, lầm lỡ và dễ tha thứ người có độ lượng Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, giúp ta sống hòa đồng, tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi đó con người ta mới sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người hơn bởi không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Đó chính là cách giúp ta thanh lọc về tâm hồn, giúp con người với nhau có mối quan hệ bền chặt và khăng khít hơn. Độ lượng khiến chúng ta nhận được sự kính trọng từ người khác và nó cũng khơi gợi bao phẩm chất tốt đẹp khác.
Tha thứ, độ lượng với người khác cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, từ đó họ sẽ học được cách cải thiện, hoàn thiện bản thân và có tác dụng giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ lại. Mỗi con người ai cũng biết cách tha thứ thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác, lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng. Người đó sẽ luôn sống cuộc sống thù hằn, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ sẽ trở người thành bảo thủ, cố chấp. Tất cả sẽ trở nên áp lực và không tốt đẹp. Người có lòng bao dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái nhìn đồng cảm chia sẻ. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về quê hương của họ. Viêc làm ấy khiến những người thua cuộc cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.Tuy nhiên, lòng độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ chứ không phải là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Hay trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để thực hiện những mưu đồ đen tối mà không màng đến người khác. Tất cả những người đó chúng ta phê phán và tìm hướng khắc phục. Tyler Perry đã từng nói rằng: “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”. Điều đó thật đúng, lòng độ lượng sẽ giúp ta có tâm hồn thanh thản và dễ chịu hơn hay đúng như ý kiến trên: ‘Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có’’.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Chỉ có người ngốc nghếch mới tin rằng mình có thể giương cung được mãi"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận